Gạo Ấn Độ 5% tấm giá 365 -375 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Pakistan 50 USD/tấn hiện giá 315 -325 USD/tấn. Gạo Thái Lan 25% tấm giá 335-345 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 15 USD/tấn giá 320-330 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm giá 340 -350 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 50 USD/tấn giá 290 -300 USD/tấn. Giá gạo vào ngày 5/9/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:
Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 5/9/2015 so với ngày 29/8/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | ||||
29/8/2015 | 5/9/2015 | 29/8/2015 | 5/9/2015 | 29/8/2015 | 5/9/2015 | 29/8/2015 | 5/9/2015 | 5/9/2015 | |
Gạo 5% | 370-380 | 360-370 | 325-335 | 325-335 | 360-370 | 365-375 | 325-335 | 315-325 | 425-435 |
Gạo 25% | 340-350 | 335-345 | 310-320 | 320-330 | 335-345 | 340-350 | 295-305 | 290-300 | 410-420 |
Gạo đồ | 360-370 | 355-365 |
|
| 355-365 | 355-365 | 415-425 | 415-425 |
|
Gạo thơm | 835-845 | 820-830 | 455-465 | 450-460 |
|
|
|
| 830-840 |
Tấm | 315-325 | 310-320 | 305-315 | 315-325 | 295-305 | 300-310 | 280-290 | 275-285 | 355-365 |
1. Myanmar
Myanmar tạm dừng xuất khẩu gạo từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 do 15% diện tích trồng lúa hay 400.000 ha được bị thiệt hại.
Chính phủ Myanmar đang có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo theo từng chủng loại sau khi phân tích các nhu cầu mà nhiều địa phương. Việc cấm xuất gạo được đưa ra như là biện pháp ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực và tăng giá gạo trong nước do trận mưa lũ gây thiệt hại nặng đến sản xuất nông nghiệp trong tháng trước.
Tuy nhiên, chính phủ cũng muốn duy trì lợi thế trên thị trường xuất khẩu truyền thống. Đặc biệt là ở châu Âu nhu cầu về gạo đồ ngày càng tăng trong khi trong nước nhu cầu thấp. Chính phủ sẽ ưu tiên cho các loại gạo đang có nhu cầu thấp trong nước, và sau đó dần dần dỡ bỏ lệnh cấm trên. Dự kiến lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ theo kế hoạch vào ngày 15/9. Myanmar đã bị mất khoảng 200.000 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 8/2015. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo không chính thức qua biên giới Muse ở bang Shan miền Bắc vẫn tiếp tục trong xe tải nhẹ hoặc xe hơi. Một số thương nhân xuất khẩu gạo sang Trung Quốc dán nhãn là các hàng hóa khác.
Giá gạo trong nước do ảnh hưởng lũ lụt tăng lên 4 lần, từ 13 USD/bao 50 kg (5.778 đồng/kg) lên 61 USD/bao 50 kg (27.111 đồng/kg). Giá xuất khẩu gạo Myanmar 5% tấm tăng lên 420 USD/tấn so với 405 USD/tấn trong tháng trước. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Myanmar đạt sản lượng 20 triệu tấn lúa (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo trong năm 2015
2. Việt Nam
Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam bày tỏ quan ngại đồng nhân dân tệ Trung Quốc mất giá đang tạo áp lực giảm giá gạo Việt Nam. Giá gạo nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng 4% nếu trả bằng USD, do đó họ đang buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá để họ có thể bù đắp tổn thất. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đang nổ lực tìm kiếm thị trường khác ngoài Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc chỉ chiếm 38% trong tổng số 3,72 triệu tấn gạo xuất khẩu Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu không chính thức qua biên giới cũng đã giảm 300 đồng/kg (13 USD/tấn) trong vài ngày qua. Cho đến nay ước tính 1 triệu tấn gạo đã xuất khẩu sang Trung Quốc qua biên giới. Các nhà xuất khẩu đang lo ngại rằng Trung Quốc có thể cắt giảm mua hàng từ Việt Nam nếu họ không giảm giá.
Gạo Việt Nam ngày nay còn phải cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Pakistan đang giảm giá đáng kể. Giá gạo Việt Nam 5% tấm và 25% đã giảm 5-7% so với cách đây vài tháng, còn lần lượt là 340 và 330 USD/tấn. Giá gạo trong nước cũng đã giảm 100 đồng/kg (4 USD/tấn) so với tuần trước đó.
Đến ngày 27/8/2015, Việt Nam đã xuất được 3,626 triệu tấn gạo với giá bình quân là 415,10 USD/tấn. Từ 1/8-27/8/2015, Việt Nam xuất được 325.175 tấn, với giá xuất bình quân 424.20 USD/tấn.
3. Ấn Độ
Diện tích xuống giống lúa của Ấn Độ đạt 36,146 triệu ha đến ngày 04/9/2015, tăng 1% so với 35,747 triệu ha cùng kỳ năm 2014. Do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa giảm 12% so với mức bình thường đến ngày 28/8/2015. Chính phủ Ấn Độ ước tính sản lượng gạo 2015 giảm 2% còn 104,80 triệu tấn. Giá gạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 10-20% nếu như tác động của El Nino làm giảm triển vọng sản xuất ở các nước châu Á, bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
4. Campuchia
Campuchia đã xuống giống được 2,12 triệu ha lúa, tương đương 82,7% tổng diện tích đất lúa 2,57 triệu ha. trong cả nước. Hiện tượng hạn hán El Nino đã ảnh hưởng đến 185.451 ha ruộng lúa ở Campuchia. Trong đó có 9.240 ha ruộng lúa bị mất trắng. Nông dân bắt đầu xuống giống vào tháng 5, nhưng hạn hán dẫn đến thiếu nước ở các hồ chứa nên bị muộn. Do đó, Campuchia có thể mất 450.000 tấn lúa do lũ lụt năm nay.
Campuchia có nhiều giống lúa thơm, như Phka Romdeng, Phka Romeat, Phka Rumduol nhưng lại thiếu một thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Chính phủ và Liên đoàn lúa gạo Campuchia (CRF) xây dựng thương hiệu để gạo thơm của Campuchia có thể cạnh tranh với gạo thơm Thái. Bộ Nông nghiệp đã đề nghị sử dụng các "Campuchia Jasmine Phka Rumduol" như tên thương hiệu duy nhất cho giống lúa thơm Campuchia. Bộ Nông nghiệp đã kêu gọi tất cả các nhà xuất khẩu phải sử dụng tên này khi xuất khẩu, Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng thương hiệu trên dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng với giống Phka Rumduol . Họ muốn có một thương hiệu phải hàm chứa được tất cả các giống lúa thơm của Campuchia. Một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu lưu ý rằng chính phủ nên xem xét ý kiến của các nhà xuất khẩu trước khi hoàn thiện tên thương hiệu.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năng suất bình quân của Campuchia đạt 2.43 tấn/ha, sản lượng lúa đạt 7,344 triệu tấn (4,7 triệu tấn gạo), giảm nhẹ so với 7,383 triệu tấn lúa (4,725 triệu tấn gạo) năm 2014. Campuchia xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo trong năm 2015, tăng 10% so với ước tính 1 triệu tấn vào năm 2014.
5. Thái Lan
Thái Lan sẽ truy tố án dân sự đối với cựu Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại và 20 quan chức khác vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Bà cựu Thủ tướng Thái Lan đang đối mặt với tội xao lãng nhiệm vụ trong việc gạo thiệt hại nhiều tỷ đô la ghép trong việc mua lúa giá cao hỗ trợ nông dân từ tháng 10/2011. Đề án được ước tính đã gây thiệt hại đến mức 500 tỷ baht ( 14 tỉ USD) cho chính phủ. Tòa án Tối cao Thái Lan đã bác bỏ kháng cáo của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Thái Lan năm 2015 đạt 18 triệu tấn (27,3 triệu tấn lúa), giảm 7% so với 19,35 triệu tấn (29,35 tấn lúa) năm 2014 do hạn hán. Xuống giống lúa chính vụ năm 2015 đã hoàn tất, có 160.000 ha bị thiệt hại do hạn hán. Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2015 ước tính còn 10 triệu tấn so với 11 triệu tấn năm 2014 do sự cạnh tranh của Việt Nam đặc biệt là đối với gạo trắng 5% tấm.
Chính phủ Thái Lan đang có kế hoạch bán đấu giá 732.806 tấn gạo dự trữ vào ngày 08 /9/2015. Tên các nhà thầu đủ điều kiện dự thầu sẽ được công bố vào ngày 07/9/2015. Đây là phiên đấu giá thứ sáu trong năm nay và là lần thứ 10 kể từ khi chính quyền quân sự lên nắm quyền năm 2014. Chính phủ đã bán được 4,31 triệu tấn gạo thu 46,3 tỷ baht (1,3 tỷ USD) từ 9 phiên đấu giá trước kia. Chính quyền quân sự Thái Lan vẫn còn 14 triệu tấn gạo trong kho.
6. Indonesia
Chính phủ Indonesia đã chi 258 triệu USD để ứng phó hạn hán. Trong đó có 105 triệu USD sẽ được sử dụng để dự trữ gạo và còn lại 153 triệu USD để giúp bình ổn giá. Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) dự báo hạn hán El Nino xảy ra cao điểm từ tháng 10/2015 đến đầu năm 2016. Trồng lúa ở Indonesia thường bắt đầu vào tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1 năm tới.
Trong khi đó, chính phủ tỏ ra lạc quan về sản lượng năm 2015 bất chấp lo ngại hạn hán và quyết định không nhập khẩu trong năm nay. Sản lượng lúa năm 2015 đạt 75,55 triệu tấn (47.6 triệu tấn gạo) trong năm 2015. Chính phủ đang quan tâm đến việc đạt được tự cung tự cấp trong sản lượng lúa gạo và ngừng nhập khẩu trong vài năm tới. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Indonesia sẽ đạt sản lượng 36,3 triệu tấn gạo (57.170.000 tấn lúa), và nhập khẩu 1,25 triệu tấn gạo năm 2015.
7. Bangladesh
Chính phủ Bangladesh đã kéo dài thời hạn cho xuất khẩu gạo thơm đến 31/12/2015, nhằm tăng cường thị phần các thương hiệu gạo nước này ở thị trường nước ngoài. Thời hạn xuất khẩu gạo thơm đã hết hạn vào ngày 30/6/2015, nhưng Bộ Thương mại ban hành một thông báo vào ngày 31/8/ 2015 mở rộng khung thời gian cho đến ngày 31/12/2015.
Trong tháng 6 năm 2015, Chính phủ mở rộng khung thời gian cho xuất khẩu gạo thơm bằng năm nhưng vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo đồ để bình ổn giá. Bangladesh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo từ tháng 11/2008, sau đó cho phép xuất khẩu gạo thơm vào giữa năm 2012. Các nhà xuất khẩu kêu gọi chính phủ tiếp tục xuất khẩu gạo thơm như gạo là khá phổ biến của dân Bangladesh và người Nam Á khác sống ở châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Trung Đông. Xuất khẩu gạo thơm thu được 7,34 triệu USD năm 2014.
Sản lượng gạo của Bangladesh niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014 – 6/2015) đạt mức cao kỷ lục 34,708 triệu tấn, tăng nhẹ so với 34,41 triệu tấn niên vụ 2013-14. Bangladesh dự kiến nhập khẩu 1,45 triệu tấn gạo niện vụ 2014-15, cao gấp bốn lần so với niên vụ 2013-14, mặc dù sản lượng cao nhưng tranh thủ lúc giá gạo toàn cầu thấp.
8. Pakistan
Ngành lúa gạo Pakistan đang đối mặt với 3 khó khăn lớn: (1) gạo tồn dư tăng cao; (2) nhu cầu giảm; (3) giá thấp dẫn đến bất bình nông dân và nhà xuất khẩu. Bang Punjab là vựa lúa thơm của Pakistan, sản lượng gạo basmati hàng năm lên đến 2,3 triệu tấn Trong đó, 600.000 - 700.000 tấn được xuất khẩu và 1 triệu tấn được sử dụng cho tiêu dùng trong nước, còn lại 300.000 - 400.000 tấn dự trữ.
Do sự gia tăng gạo dự trữ, các nhà xuất khẩu và chủ nhà máy xay xát gạo không quan tâm để thu mua lúa của nông dân khiến họ không có vốn để tái sản xuất. Giá của gạo basmati từ 616 USD/tấn năm 2013 xuống 308 USD/tấn năm 2014 và dự kiến tiếp tục giảm trong năm nay. Nhiều nông dân đã từ bỏ ruộng lúa do giá thấp, đe dọa tương lai của ngành hàng lúa gạo. Do Tổng công ty Thương mại Pakistan (Trading Corporation of Pakistan TCP) từ chối mua gạo dự trữ, các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu và các chuyên gia kinh tế kêu gọi chính phủ cung cấp gói cứu trợ để xuất khẩu, bao gồm 200 USD/tấn cho nhà xuất khẩu gạo do giá thấp và 427 USD/tấn cho nông dân để tiếp tục xuống giống vụ mùa tiếp theo.
Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Basmati (BGA) cho rằng chính phủ Ấn Độ có nhiều chính sách hỗ trợ nên giá gạo Basmati của họ cạnh tranh hơn, khiến Pakistan cách mất đi một phần lớn thị trường xuất khẩu. Pakistan là nước xuất khẩu gạo thứ tư trên thế giới và hàng triệu việc làm có liên quan đến ngành lúa gạo và do đó lĩnh vực này cần sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách.
Iran vừa đồng ý tháo dở bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo từ Pakistan, đây quả là tin mừng. Iran là nước chiếm 11% tổng lượng nhập khẩu gạo hàng năm của thế giới. Trước khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, Pakistan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất của Iran và thanh toán được chỉ định qua Ngân hàng New York (BNY). Do lệnh trừng phạt, Mỹ đình chỉ các thanh toán qua ngân hàng này. Điều này cũng dẫn đến Pakistan mất thị trường Iran, để Ấn Độ nhảy vào thay thế vì Ấn Độ không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Ấn Độ xuất khẩu lương thực và dụng cụ y tế sang Iran để đổi lấy dầu. Iran đồng ý mua gạo của Pakistan, đổi lại Pakistan mua 74 megawatt năng lượng từ công ty Iran Tavanir
9. Trung Quốc
Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng nhưng tăng mức độ ô nhiễm đất và nước đang đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia đồng dân nhất thế giới này. Tạp chí Nikki Asian Review phân tích những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt: (1) Áp lực không ngừng cải thiện năng suất và chất lượng lúa gạo để tăng sản lượng; (2) việc chuyển đổi nhanh chóng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất xây dựng; (3) đất bị ô nhiễm nặng và thiếu nước tưới trầm trọng.
Tác động của ô nhiễm đất không kém ô nhiễm không khí và nước, nó ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và chính trị Trung Quốc. Mỗi năm, Trung Quốc sản xuất ít nhất 12 triệu tấn gạo bị ô nhiễm kim loại nặng trị giá 3,2 tỷ USD, Ngành chức năng Trung Quốc đã phát hiện lượng gạo lớn có hàm lượng cadmium cao của tỉnh Hồ Nam, là vựa lúa lớn của Trung Quốc. Thiếu nước tưới cũng là vấn đề nam giải, tổ chức Lương nông Quốc tế FAO ghi nhận các vùng trồng lúa mực thủy cấp hạ xuống 40 m so với năm 1966,
Các nhà phân tích bày tỏ lo ngại rằng hàng nhập khẩu gạo của Trung Quốc đang gia tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt buôn lậu gạo qua biên giới ngày càng tăng do chênh lệch lớn giữa giá gạo trong nước và quốc tế. Buôn lậu diễn ra thông qua các biên giới của Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và Lào với sự thông đồng của chính quyền Trung Quốc. Mỗi năm trên 4-5 triệu tấn gạo lọt vào Trung Quốc. Các chuyên gia dự báo gạo nhập khẩu không chính thức sẽ tăng lên bởi vì các vấn đề ô nhiễm đất và nước. Họ cũng bày tỏ lo ngại rằng việc tăng nhập khẩu sẽ dẫn đến giá gạo thế giới tăng cao.
Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (International Grains Council - IGC), sản lượng gạo của Trung Quốc năm 20`15 dự kiến sẽ tăng lên 144,60 triệu tấn so với 142,50 triệu tấn trong năm 2014. Gạo nhập khẩu chính thức 4 triệu tấn năm 2015 so với 3,7 triệu tấn năm 2014. Sản lượng gạo và gạo nhập khẩu có thể sẽ tăng lên 145,60 triệu và 4,2 triệu tấn năm 2016
10. Nepal
Nepal đã nhập khẩu gạo trị giá 231 triệu USD niện vụ 2014-15 (tháng 8/2014-7/2015), tăng 43% so với 161 triệu USD niện vụ 2013-14. Nhập khẩu tăng do sản lượng lúa của nước này đã giảm 258.435 tấn hay 5,1% còn 4,78 triệu tấn do hạn hán. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Nepal nhập khẩu 400.000 tấn gạo trong năm 2015. Sản lượng lúa niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014 – tháng 9/2015) giảm xuống còn 4,655 triệu tấn (3,1 triệu tấn gạo) so với 5 triệu tấn (3.36 triệu tấnv gạo) niên vụ 2013-14.
Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã