Học tập đạo đức HCM

Chuyển hướng sản xuất giống lúa theo nhu cầu thị trường

Thứ ba - 12/11/2013 03:49
Hầu hết nông dân ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều sản xuất 3 vụ lúa trong năm. Để chuẩn bị giống lúa trước khi vào vụ, nông dân làm lúa vụ đông xuân thường có kế hoạch nhân giống cho vụ hè thu, thu đông và từ vụ hè thu nhân giống cho vụ đông xuân năm sau. Nhưng trong những năm gần đây, nông dân sản xuất giống lúa chuyển hướng nhằm đáp ứng chất lượng hạt gạo theo nhu cầu thị trường, nên việc chọn lựa giống cũng tuân thủ vào tiêu chí này.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2012 tỷ trọng các loại gạo xuất khẩu xếp theo thứ tự như sau: Dẫn đầu là loại gạo chất lượng cao chiếm 46,29%, tiếp theo là các loại gạo cấp trung bình 23,50%, gạo cấp thấp 11,2%, gạo thơm 7,57%, gạo khác 0,16%, gạo đồ 1,01%, tấm 5,73%, nếp 4,02%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu các loại gạo như sau: Gạo chất lượng cao 33,72%, gạo cấp trung bình 24,80%, gạo cấp thấp 15,10%, gạo thơm 12,66%, gạo lức 0,41%, gạo đồ 1,37%, tấm 6%, nếp 5,57%, lúa 0,37%. Từ đó cho thấy thị trường gạo nội địa và thế giới, loại gạo nào cũng có nhu cầu, nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là gạo chất lượng cao.

Nông dân tham gia bình chọn giống lúa tại Viện Lúa ĐBSCL.

Do vậy, hiện nay trên thị trường tiêu thụ gạo phân loại theo chất lượng, nông dân sẽ chọn nhóm giống lúa thơm - đặc sản như: Jasmine 85, VD20, ST5, Tài Nguyên, Nàng Hoa 9, nếp IR4625, nếp bè và Nàng Thơm Chợ Đào. Nhóm giống lúa cao sản chất lượng cao xuất khẩu như: OM 4900, OM 6976, OM 5451, OM 7347, VND 95-20, OM 2517, OM 6162, OM 4218 và OM 5472 và nhóm giống lúa phẩm chất trung bình, thấp như IR 50404, OM 576...

ĐBSCL có diện tích gieo trồng lúa khoảng 3,5 triệu ha/năm, trong đó vụ đông xuân 1,5 triệu ha, vụ hè thu và thu đông, ước tính tổng số lượng lúa giống sử dụng cho các vụ khoảng 420.000 tấn (mức gieo sạ 120 kg giống/ha). Theo Cục Trồng trọt, ở ĐBSCL nếu đặt mục tiêu tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt 50% thì lượng giống các cấp sản xuất cả năm cần khoảng 44 tấn hạt giống siêu nguyên chủng, 4.250 tấn lúa giống nguyên chủng và 210.000 tấn lúa giống xác nhận.

Trong nhiều năm qua, Viện lúa ĐBSCL đóng vai trò chủ lực trong việc nhân giống và chuyển giao giống lúa về các địa phương thông qua Trung tâm giống các tỉnh khu vực ĐBSCL. Hiện nay, tại Viện Lúa có 220 ha nhân giống lúa các cấp phục vụ sản xuất. Mỗi vụ, Viện Lúa duy trì 20-30 giống gốc trên diện tích 8 ha với sản lượng 10-15 tấn, nhân giống cấp siêu nguyên chủng khoảng 20-25 giống trên 10 ha với sản lượng khoảng 30 tấn, nhân 20 giống cấp nguyên chủng trên 60 ha với sản lượng khoảng 250 tấn và sản xuất giống cấp xác nhận 1 cho 12-15 giống trên 130ha với sản lượng trên 500 tấn. Sau đó, các giống lúa này được chuyển giao cho mạng lưới nhân giống của Viện như: Trung tâm Giống của các tỉnh, các doanh nghiệp, câu lạc bộ nhân giống lúa và bà con nông dân trong vùng ĐBSCL. Viện Lúa duy trì giống gốc của các giống OM đã được lai tạo và phục tráng lại những giống lúa đặc sản, giống địa phương hoặc những giống lúa đã lai tạo trước đây nhưng vẫn có yêu cầu trong sản xuất mà nguồn giống gốc đã bị mất để đảm bảo chất lượng giống lúa khi chuyển giao đưa vào sản xuất.

Tuy nhiên, cho đến nay việc sản xuất và chuyển giao giống lúa trong vùng vẫn còn tình trạng cung-cầu chưa gặp nhau. Theo khảo sát đánh giá mạng lưới cung ứng giống lúa của các tỉnh, đến nay ngoại trừ tỉnh An Giang và TP Cần Thơ giống xác nhận chiếm tỷ lệ 70-80%, bình quân cả vùng ĐBSCL nông dân sử dụng giống lúa xác nhận đạt khoảng 30-35%. Còn lại phần lớn lấy lúa ăn dùng làm giống. Gần đây, một số doanh nghiệp liên kết các địa phương thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn có nhu cầu đặt hàng, nhưng doanh nghiệp đặt hàng giống lúa loại nào, số lượng bao nhiêu và lựa chọn đơn vị sản xuất lúa giống nào có uy tín, đảm bảo giống có đạt độ thuần cao để nâng cao chất lượng gạo…thì hiện vẫn chưa có sự kết nối chặt chẽ.

Theo Viện lúa ĐBSCL, trước vụ đông xuân 2013-2014 các địa phương có nhu cầu lựa chọn nhân giống lúa chất lượng cao chiếm số lượng lớn có đặc tính năng suất cao 6-8 tấn/ha, có khả năng hạn chế sâu bệnh, thích ứng điều kiện khô hạn và mặn xâm nhập 3-4%. Một số giống lúa của Viện Lúa có chất lượng thơm, ngon cơm OM4900, OM6162…đang được một số doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP để làm gạo có thương hiệu.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Viện Lúa ĐBSCL và TP Cần Thơ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mạng lưới vệ tinh nhân giống lúa tại các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) sản xuất và cung ứng lúa giống đáp ứng theo nhu cầu đặt hàng. Riêng Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ (COAGRICO), hằng năm có 800 ha sản xuất lúa giống. Trong đó, 700 ha sản xuất giống lúa xác nhận, 100 ha sản xuất giống lúa nguyên chủng, sản lượng đạt 5.500 tấn lúa giống cấp nguyên chủng và xác nhận có kiểm định chất lượng. COAGRICO dành 1.800 tấn/năm đáp ứng theo hợp đồng sản xuất tại công ty và cung ứng 2.500-3.000 tấn lúa giống các loại cho các doanh nghiệp, đại lý lúa giống có nhu cầu trong TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng. Từ các đơn vị nhân giống lúa này, sẽ từng bước góp phần giúp nông dân trồng lúa chuyển hướng sử dụng giống lúa đáp ứng chất lượng hạt gạo theo nhu cầu thị trường, để có đầu ra tốt hơn.

Bài, ảnh: HỮU ĐỨC
Nguồn: baocantho.com.vn

 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập478
  • Hôm nay34,139
  • Tháng hiện tại739,252
  • Tổng lượt truy cập90,802,645
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây