Trong số này, có một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã vào danh sách chính thức được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Úc, New Zealand, Canada, Thái Lan và Hàn Quốc, Chile, Campuchia, Cộng hòa Nam Phi, Ấn Độ. Ngoài ra còn có 2 nước hiện đang tạm thời được công nhận đến ngày 31/12/2012 là Trung Quốc và Lào. Cũng theo Bộ NN&PTNT, việc yêu cầu các nước phải đăng ký trước khi được nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cũng như đưa ra quy trình kiểm soát chặt chẽ 3 bước: Trước xuất khẩu, tại cửa khẩu và sau nhập khẩu đối với rau quả và các loại nông sản có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam nhằm đẩy mạnh việc kiểm soát về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Với đời sống ngày càng cao, Việt Nam ngày càng nhập khẩu nhiều loại rau, quả. Tuy vậy, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được quan tâm hàng đầu. Những sự cố lớn về an toàn thực phẩm như: Melamine, chất tạo nạc, rau củ quả nhiễm ecoli… đã xảy ra trong thời gian qua khiến cho không ít người tiêu dùng hoang mang, mất tin tưởng. Song theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng không nên quá lo ngại, bởi nếu tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và thực hiện ăn chín uống sôi thì sẽ hạn chế được những nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm./.
| |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã