Học tập đạo đức HCM

Gỡ bí cho rau an toàn

Chủ nhật - 10/08/2014 05:20
Theo các số liệu công bố cho thấy, trên 95% lượng rau thông thường bán trên địa bàn Thủ đô đều đảm bảo ATVSTP.

 

 
Gỡ bí cho rau an toàn
Vướng mắc lớn nhất trong việc hình thành chuỗi RAT của Hà Nội nằm ở khâu tiêu thụ


Song có một thực tế là người tiêu dùng luôn hồ nghi chất lượng (?) Sáng 7/8, Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT Hà Nội có buổi làm việc cởi mở, thẳng thắn nhằm đưa ra các cơ chế, chính sách cho rau an toàn (RAT).

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau trên 12.000 ha, năng suất trung bình 19 - 20 tấn/ha/vụ; sản lượng ước đạt 570.000 tấn/năm, tương đương gần 1.600 tấn/ngày.

Trong khi đó, nhu cầu rau xanh của Hà Nội khoảng 2.600 tấn/ngày nhưng mới chủ động được khoảng 60%, còn lại 40% phải đưa từ các địa phương lân cận về.

Để thúc đẩy phát triển SX và tiêu thụ RAT trên địa bàn, trong những năm qua UBND TP Hà Nội đã ban hành các đề án, chính sách và dành lượng kinh phí rất lớn nhằm hỗ trợ tối đa cho khâu SX. Qua đó, đến hết quý I/2014, Hà Nội đã quy hoạch được 5.000 ha RAT, trong đó chỉ đạo và hướng dẫn trên 170 ha SX theo quy trình VietGAP và 12 ha rau hữu cơ…

Ông Nguyễn Duy Hồng khẳng định, Hà Nội là một trong những địa phương rất quan tâm, chú trọng việc phát triển RAT và thực tế đã đạt được không ít thành quả trong SX RAT đáng được ghi nhận.

Nhưng, có một thực trạng mà chính ông và PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội Đào Duy Tâm phải thừa nhận, đến thời điểm này chưa có chuỗi tiêu thụ RAT nào của Hà Nội được trọn vẹn, trong khi Hà Nội không hề thiếu kinh phí để làm.

Ông Đào Duy Tâm chia sẻ, mỗi năm Hà Nội dành 40 - 50 tỷ đồng cho chương trình RAT. Vừa qua, TP tiếp tục tăng thêm cho mỗi xã một cán bộ BVTV để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, cấp tem nhãn cho các vùng RAT đã được quy hoạch, nhưng các chuỗi RAT vẫn không bứt phá được do cơ chế chính sách dành cho khâu tiêu thụ chưa có.

Vậy mới có câu chuyện, cứ 10 DN tham gia vào khâu phân phối RAT của Hà Nội chỉ được thời gian là "chết yểu" đến 9. Ngay như vừa qua, Hà Nội tiến hành thí điểm mô hình bán RAT qua sàn giao dịch để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, bước đầu cho hiệu quả rất tốt khi hình thành được hàng trăm điểm tiêu thụ, cung cấp RAT, nhưng do không có cơ chế chính sách nên mới đây phải tạm dừng.

Quyết tâm thực hiện bằng được chuỗi tiêu thụ RAT cho Hà Nội để làm cơ sở triển khai tại các địa phương khác, Bộ trưởng Cao Đức Phát giao Cục BVTV làm đơn vị chủ trì phối hợp Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản nhanh chóng hoàn thiện Đề án tổng thể RAT cho Hà Nội, cần thiết mỗi tháng họp 1 lần để tháo gỡ.

“Tôi nhận thấy từ trước đến nay chúng ta quá tập trung vào khâu SX mà ít chú ý đến tiêu thụ nên vô hình chung không tạo ra chuỗi RAT khép kín. Thực tế chứng minh, không phải cứ đầu tư nhiều đã tốt mà cần phải đầu tư đúng đích.

Để SX RAT theo chuỗi, tôi khẳng định ngành nông nghiệp làm được và Hà Nội chúng tôi dám nhận trách nhiệm. Nhưng đi kèm với nó phải có cơ chế chính sách cho khâu phân phối, tiêu thụ. Đặc thù của Hà Nội là không có chính sách rất khó thực hiện”, ông Tâm lý giải.

Đồng tình với quan điểm của lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, Bộ NN-PTNT sẽ vào cuộc quyết liệt giúp Hà Nội làm thành công chuỗi SX, tiêu thụ RAT. Theo Bộ trưởng, vấn đề cốt lõi hiện nay là làm sao để chứng minh với người tiêu dùng rằng, sản phẩm RAT bán trên thị trường đã được kiểm soát và đảm bảo ATVSTP.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, từ trước tới nay chúng ta vẫn chọn con đường đi từ SX lên, nay phải thay đổi cách tiếp cận và chọn khâu thị trường phân phối, tiêu thụ làm trọng tâm để điều tiết các khâu còn lại. Muốn thực hiện được việc này phải có cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý.

Do đó, trước mắt cần phải có một đề án tổng thể các vùng cung cấp RAT cho Hà Nội. Sau đó sẽ tiến hành xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn để quản lý, giám sát và đặc biệt là các chính sách hỗ trợ khâu tiêu thụ.

Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Nguyễn Duy Hồng đề xuất, Bộ NN-PTNT cần sớm ban hành văn bản, quy định để kiểm soát các mặt hàng rau bình thường trên thị trường, bởi hiện nay chưa có chế tài xử lý khi có vi phạm. Đồng thời sớm có quy định về rau hữu cơ nhằm hỗ trợ người SX làm căn cứ chứng minh khi hợp tác với cửa hàng, siêu thị.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại806,570
  • Tổng lượt truy cập90,869,963
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây