Học tập đạo đức HCM

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại

Thứ năm - 09/10/2014 03:33
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường tiềm năng, song lại đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như hình thức của sản phẩm nông sản (màu sắc, kích cỡ). Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với hàng hóa của doanh nghiệp (DN) Việt khi xuất khẩu sang hai thị trường này.

Cơ hội cho sản phẩm nông sản địa phương

Theo ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), đây là những thị trường rất khó tính, không dễ gì tiếp cận, nhưng nếu DN Việt đáp ứng đủ các tiêu chí về chất lượng, hình thức sản phẩm để thâm nhập được thì cũng sẽ dễ dàng tiếp cận vào các thị trường khác, qua đó, không chỉ giúp Việt Nam đa dạng hóa được thị trường tiêu thụ nông sản, phát triển bền vững mà còn tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định.

Trên thực tế, DN Việt có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu vào hai thị trường này, bởi nông sản, trái cây của Việt Nam khá được ưa chuộng tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, năm 2013, riêng nhóm hàng trái cây, rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 61,22 triệu USD; 8 tháng năm 2014, quan hệ song phương đạt khoảng 17,3 tỷ USD. Ngoài tiềm năng về nông sản, cũng theo ông Hải, Việt Nam có trên 60.000 lao động đang sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc cũng là một “kênh” tiêu thụ sản phẩm Việt hiệu quả. Thời gian qua, một số mặt hàng đặc thù trong nước như bánh đa nem, nước mắm... đã có mặt tại cộng đồng người Việt sinh sống tại đây.

Bên cạnh đó, còn có thuận lợi cơ bản là Chính phủ các bên đã tạo điều kiện tối đa cho DN mỗi nước triển khai các hoạt động thương mại. Trong đó, Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được ký kết cũng  là cơ sở pháp lý cho đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, riêng quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc đang phát triển theo hướng tích cực, dự kiến quan hệ song phương đạt 30 tỷ USD vào trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 70 tỷ USD vào năm 2020. Đối với thị trường Nhật Bản thì Hiệp định AJCEP (có hiệu lực từ 1-12-2008) và VJEPA (có hiệu lực từ 10-2009) đã giảm thuế mạnh mẽ cho các mặt hàng nông, thủy sản Việt Nam khi xuất vào nước này..

Nhưng cũng không ít “rào cản”

Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá là hai thị trường lớn và quan trọng bậc nhất đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để DN vùng Tây Nguyên đưa các loại nông sản thế mạnh như cà phê, tiêu, điều, tinh bột sắn, khoai lang… vào thị trường hai nước trên là những trăn trở mà gần 100 DN 5 tỉnh Tây Nguyên đặt ra tại Hội thảo “Cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản-Hàn Quốc được tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột hồi cuối tháng 9 vừa qua… Tuy có sự khắt khe ở khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm định dư lượng hóa chất…, nhưng nhiều năm qua, không ít DN Tây Nguyên đã và đang từng bước chinh phục được các thị trường này. Cụ thể, từ năm 1997 Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Dak Lak đã có sản phẩm tiêu thụ tại Nhật Bản và Hàn Quốc, riêng từ đầu năm đến nay, sản lượng cà phê xuất khẩu sang Hàn Quốc là 7.500 tấn, trị giá 17 triệu USD, Nhật Bản 14.000 tấn, 30 triệu USD; sản phẩm khoai lang của Dak Nông cũng đã tiếp cận được thị trường Nhật Bản…, tuy nhiên, lượng xuất khẩu các mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng. Các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận, mỗi tỉnh có những tiềm năng, thế mạnh khác nhau, việc đưa hàng hóa sang tiêu thụ tại hai thị trường trên vẫn còn nhiều hạn chế do chưa đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu do phía bạn đưa ra, và DN Việt vẫn chưa tận dụng hết cơ hội. Đại diện một DN kinh doanh cà phê tại Dak Nông tin tưởng, nếu sản phẩm tiêu thụ được ở hai thị trường trên sẽ nâng cao được giá trị. Trong đó, DN này đặc biệt quan tâm đến thị trường Hàn Quốc, đã từng gửi mẫu sang chào giá và được đánh giá khá cao, DN đang tìm hiểu các phương thức tiếp cận, quy trình xuất, nhập khẩu để xúc tiến đưa mặt hàng cà phê bảo đảm chất lượng tiêu thụ tại Hàn Quốc.

Tương tự, với kinh nghiệm nhiều năm ở lĩnh vực xuất khẩu, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Dak Lak cũng muốn tìm hiểu về nhu cầu, đặc điểm thị trường, thủ tục kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để đưa thêm mặt hàng tiêu và cà phê rang, xay có mặt tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Công ty Hồng Đức (Dak Nông) lại muốn biết thông tin về cơ quan hướng dẫn, đánh giá về tiêu chí chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho mặt hàng điều đối với thị trường Nhật Bản cũng như cơ chế mở cửa thị trường, ưu đãi thông qua chính sách thuế khi xuất khẩu… Bên cạnh đó, đại diện Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Tất Thắng (Dak Nông) chuyên về các sản phẩm đậu phụng sấy giòn, ngũ cốc sấy, sơ chế… cũng cho hay, thời gian qua, sản phẩm của công ty xuất khẩu sang Malaysia khá được ưa chuộng và được giá, song lợi nhuận không cao do hoạt động xuất khẩu phải qua nhiều khâu trung gian. Tại hội nghị, DN này bày tỏ nguyện vọng được cơ quan chức năng hỗ trợ thông tin về thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài để hạn chế những bất lợi do phải qua khâu trung gian.

Chia sẻ với DN về vấn đề này, theo ông Lê An Hải thì ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phía đối tác đưa ra thì DN cũng cần tìm hiểu thêm thông tin từ các trang Web của các hiệp hội chuyên ngành, hoặc thông qua hệ thống phân phối của nước sở tại để hạn chế khâu trung gian… Bên cạnh đó, các DN Tây Nguyên đừng quên quảng bá hình ảnh về các sản phẩm đặc trưng của địa phương thông qua các trang Web Chính phủ, Bộ, ngành, tỉnh, hoặc cũng có thể gửi các ấn phẩm đến các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài như sứ quán, thương vụ, đại diện hàng không và đẩy mạnh tham gia các hội chợ chuyên ngành trong nước và quốc tế…

 

Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm260
  • Hôm nay56,570
  • Tháng hiện tại761,683
  • Tổng lượt truy cập90,825,076
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây