Ngày 14.4, ông Nguyễn Văn Lợi, một người trồng hành tây ở huyện Đức Trọng cho biết: “Tôi trồng khoảng 4.000m2 hành tây, sản lượng trên dưới 40 tấn, muốn bán bớt một số để trang trải chi phí thu hoạch nhưng gọi mãi không ai tới mua, đành phải chạy vạy thuê người thu hoạch cất vào kho.
Nhà vườn nào chưa có kho hoặc kho quá nhỏ phải bỏ thêm tiền để dựng nhà kho mới. Trường hợp nếu có người mua tại vườn thì coi như hòa vốn, còn tự thu hoạch để bỏ vào kho thì chi phí mỗi kg đội thêm vài trăm đồng cho tiền thuê nhân công và vận chuyển”.
Khó khăn không chỉ với nông dân, nhiều thương lái thu mua hành tây cũng đang lao đao tìm đầu ra. Hiện mỗi chủ vựa thu mua hành tây cũng có trong kho ít nhất là 200 tấn. Anh Nguyễn Nhật Thành, thương lái ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, cho biết: “Tôi thu mua của bà con ở thời điểm là 2.200- 2.500 đồng/kg và tích trữ một phần, một phần cũng mua để bán, nhưng số lượng hàng quá lớn, hàng trữ quá nhiều và để lâu trong kho nên hàng hư hao nhiều. Thời điểm này tôi chỉ bán được với giá 1.500 -1.700 đồng/ kg nên lỗ nặng”.
Theo Hội Nông dân huyện Đơn Dương, vào đầu mùa vụ, tổng diện tích hành tây toàn huyện là khoảng 700ha, hiện tại có khoảng 400ha đang vào vụ thu hoạch cao điểm. Giá hành quá thấp nhưng bà con vẫn tiến hành thu hoạch vì hành tây vẫn có thể trữ từ 2-3 tháng, hơn nữa, các thương lái cũng chỉ mua chọn lọc những loại đẹp, còn hành tây xấu cũng không ai mua.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã