Với kinh nghiệm nhiều năm thu mua, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico cho biết, Trung Quốc luôn có nhu cầu rất lớn với khoai lang để phục vụ thị trường mấy tỷ dân nhưng vấn đề của các vùng chuyên canh của Việt Nam lại là sản lượng cung cấp không đều, khi thì quá nhiều khi thì quá ít.
Đó là chưa kể, chất lượng kém, chi phí cao vốn là một điểm yếu cố hữu của nông sản Việt, cũng khiến nhiều mặt hàng luôn phải chịu những rủi ro tiềm ẩn khi thị trường có biến động.
Cần tăng cường đàm phán để xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc. Ảnh: tư liệu
Thực tế, những thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc đã được báo trước khi từ ngày 1.4.2018, các nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải khai báo đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Trong một cuộc hội thảo bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, ông Vĩ Tích Thành - Tham tán kinh tế thương mại, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh cũng khẳng định, hiện thị trường này rất coi trọng yếu tố truy xuất nguồn gốc nông sản và xuất khẩu chính ngạch, trong khi, đó lại đang là một trong những điểm yếu của nông sản Việt Nam.
Thống kê của Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả Trung Quốc – ASEAN cũng cho thấy, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với các loại hoa quả nhập khẩu, lên đến hơn 4 triệu tấn/năm, tương đương khoảng 100 tỷ nhân dân tệ. Điều đáng nói, trong số này, chỉ có 20% nhập qua đường biên mậu (tiểu ngạch), 80% còn lại là chính ngạch.
Trở lại với câu chuyện khoai lang Vĩnh Long, do chưa có giấy phép xuất khẩu chính ngạch nên muốn sang Trung Quốc, các thương lái đành phải chia nhỏ các chuyến xe, đi theo các đường mòn lối mở và giao dịch buôn bán giữa các cá nhân chứ không phải cửa khẩu chính nên chi phí vận chuyển tăng cao.
Một thương lái Trung Quốc khẳng định, việc cạnh tranh với khoai lang trồng tại Trung Quốc không phải là vấn đề chính khiến xuất khẩu khoai lang Vĩnh Long chững lại, cái mà loại đặc sản nổi tiếng đất Vĩnh Long đang thiếu chính là một tờ “giấy thông hành”.
Nhiều ý kiến cho rằng, với một thị trường quan trọng như Trung Quốc, việc mới đàm phán để 8 loại trái cây được phép xuất khẩu chính ngạch là quá ít, nếu không muốn nói là sự chuyển động có phần chậm chạp của ngành chức năng trong vấn đề này. Trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu biên mậu, coi trọng truy xuất nguồn gốc, nếu chúng ta không tự tìm đường đi cho mình, đàm phán xuất khẩu chính ngạch, có thể sẽ còn phải nhận thêm nhiều bài học cay đắng như khoai lang Vĩnh Long.
Có thể thấy, nhờ thực hiện tốt việc đàm phán, đến nay, Thái Lan đã có 40 loại trái cây được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, giúp nâng cao giá trị gia tăng; ngay cả Campuchia cũng đã đàm phán được 6 loại.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị, Bộ NNPTNT cần đẩy mạnh việc đàm phán xuất khẩu chính ngạch với Trung Quốc để ngày càng có nhiều mặt hàng được sang thị trường này. Đây cũng là mong muốn của UBND tỉnh Vĩnh Long gửi đến Bộ NNPTNT để khoai lang có đường sang Trung Quốc.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã