Việt Nam là một trong những nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất thế giới, đặc biệt là tính về số đầu gia súc, gia cầm. Thế nhưng ngành này lại nhập quá nhiều, từ nguyên liệu, TĂCN đến sản phẩm.
Phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành chăn nuôi Việt Nam giảm sức cạnh tranh Ảnh: Omlet
Năm 2016, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cả nước khoảng 3,39 tỷ USD. Năm 2017, con số này ít hơn, nhưng vẫn là 3,23 tỷ USD; trong đó mặt hàng ngô chiếm tới gần 50% khi giá trị nhập lên tới 1,51 tỷ USD cho 7,75 triệu tấn. Chính việc phụ thuộc vào nhập khẩu đã khiến cho ngành chăn nuôi trong nước chưa mấy khi bình lặng, không tăng giá thức ăn thì giá bán thành phẩm cũng giảm thê thảm. Người chăn nuôi phần lớn chỉ lấy công làm lãi, nhất là những hộ nuôi quy mô vừa và nhỏ. Nhiều ý kiến đánh giá, một đất nước nông nghiệp mà những nguyên liệu cơ bản chế biến thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu từ 50% đến hoàn toàn là điều khá bức xúc.
Không chỉ nhập khẩu đầu vào, sản phẩm chăn nuôi của nước ta cũng nhập nội lượng đáng kể. Theo đánh giá chung, trong nông nghiệp, chăn nuôi có vẻ là lĩnh vực duy nhất nhập siêu. Mỗi năm, cả nước chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu thịt, trong đó, gia súc lớn như trâu, bò chiếm gần một nửa.
Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, mỗi năm nước ta chi trên 300 triệu USD để nhập khẩu trâu, bò sống và các sản phẩm thịt từ trâu bò, nhất là từ Australia. Năm 2017, con số đó được cho là gần 500 triệu USD.
Việc nhập khẩu nhiều sản phẩm thịt được cho là do cơ cấu tiêu dùng thực phẩm đang thay đổi mạnh mẽ, thay vì ăn thịt lợn, thịt gà, người dân đã chuyển hướng tiêu dùng thịt trâu, bò trong bữa ăn hàng ngày nhưng nguồn cung không đủ. Cụ thể năm 2017, nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 260.000 tấn thịt trâu, bò, nhưng đàn trâu trong nước chỉ tăng 1,6% và tổng sản lượng thịt trâu, bò hơi tăng 3,6%. Do vậy chỉ đáp ứng được khoảng 80% tổng nhu cầu.
Tình trạng nhập khẩu này không chỉ khiến Việt Nam hàng năm phải chi ra một lượng lớn ngoại tệ mà còn làm chăn nuôi trong nước “rối loạn”. Điển hình là thịt heo. Trong lúc các doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu trâu, bò về giết mổ thì đàn heo lại dư thừa quá nhiều, không ít người nuôi heo phá sản. Hơn nữa, điều này cũng chứng tỏ ngành chăn nuôi đang phát triển mất cân đối khá nghiêm trọng từ tất cả các khía cạnh. Để khắc phục bất cập này, nhất là thoát khỏi việc nhập siêu, ngành chăn nuôi đang mạnh mẽ thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành cùng các giải pháp tích cực.
Tuy nhiên, để nhìn thấy được kết quả sẽ không phải trong một sớm một chiều, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nhưng, nếu chậm trễ càng lâu thì cơ hội phát triển của ngành càng bị thu hẹp, nhất là khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước đang lần lượt có hiệu lực. Khi đó, chỉ sợ rằng chăn nuôi của Việt Nam khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm ngoại nhập giá rẻ.
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã