Học tập đạo đức HCM

Nghịch lý xuất nhập khẩu nông sản

Chủ nhật - 02/08/2015 22:00
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7/2015 ước đạt 2,47 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành bảy tháng đầu năm 2015 lên 16,93 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,2 tỷ USD, giảm 5,7%. Một số mặt hàng nông sản chính giảm mạnh như cà phê 33,7%, cao su 9,2% và gạo 8,3%. Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,53 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường Mỹ giảm lớn nhất ở mức 27,71%.

Trong khi mặt hàng nông lâm thủy sản có xuất khẩu giảm mạnh thì theo báo cáo sơ bộ của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), riêng tháng 7/2015, Việt Nam đã nhập siêu thêm 300 triệu USD. Trong đó, các nhóm hàng được liệt vào dạng cần kiểm soát hoặc hạn chế nhập khẩu như nông sản lại tiếp tục tăng và diễn biến phức tạp.

Cụ thể, nhập rau quả trong bảy tháng qua đã lên tới khoảng 6.000 tỷ đồng. Các mặt hàng như thịt bò, thịt heo, cánh gà… nhập khẩu từ Mỹ, Australia, Thái Lan cũng tăng lên. Bộ Công Thương mới cho nhập khẩu trở lại ba loại quả cam, quýt và nho từ Australia sau hơn nửa năm tạm dừng.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, vốn đầu tư hạn hẹp… thì “trụ đỡ” nền kinh tế là nông nghiệp vẫn phải đương đầu với nhiều nguy cơ. Câu chuyện tìm đầu ra cho nông sản và nghịch lý xuất nhập khẩu nông sản vẫn luôn nóng lên hàng năm mà chưa có hướng giải quyết thấu đáo.

Là một chuyên gia lâu năm nghiên cứu về thị trường nông sản, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, đã đến lúc, chúng ta phải coi nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân; phải đầu tư một tỷ lệ thích đáng vào nông nghiệp như cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, kho bến bãi, chợ, siêu thị, các sàn giao dịch nông sản thực phẩm, các chợ đầu mối, các kho dự trữ, chiến lược về rau quả chủ lực ở nội địa cũng như ở biên giới với các nước có giao dịch thương mại.

Phan Mích
theo 
tgvn.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập454
  • Hôm nay36,831
  • Tháng hiện tại741,944
  • Tổng lượt truy cập90,805,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây