Học tập đạo đức HCM

Ngư dân thêm cửa lựa chọn hỗ trợ tài chính

Thứ ba - 14/06/2016 23:22
Đóng mới tàu hậu cần nghề cá và tàu khai thác hải sản xa bờ, ngư dân có thể nhận được hỗ trợ từ 2,9 - 7,3 tỷ đồng từ ngân sách.

Chính phủ và các bộ ngành liên quan vừa có cuộc họp về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư cho chủ tàu đóng mới tàu cá đánh bắt xa bờ, căn cứ theo các quy định tại Nghị định 67 và Nghị định 89 về một số chính sách phát triển thủy sản.

Tại cuộc họp trên Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo Quyết định của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ một lần cho chủ tàu. Theo đó, các trường hợp được hỗ trợ là các ngư dân đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có phương án đầu tư đóng tàu, có khả năng tài chính và phương án sản xuất - kinh doanh cụ thể được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt.

Cụ thể hóa cơ chế thí điểm

Về mức hỗ trợ, dự thảo Quyết định của Thủ tướng đã cụ thể hóa Khoản 5 Điều 7 của Nghị định 67. Theo đó, nếu ngư dân đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải, thiết bị bảo quản hải sản…) sẽ được hỗ trợ từ 20 - 52% tổng giá trị đầu tư con tàu. Mức hỗ trợ không quá 1,4 tỷ đồng đối với tàu vỏ gỗ và không quá 7,3 tỷ đồng đối với tàu vỏ thép hoặc composite.

Đối với tàu khai thác hải sản xa bờ. Nếu ngư dân đóng mới tàu vỏ thép, vỏ composite có tổng công suất máy từ 400CV đến dưới 800CV sẽ được hỗ trợ 42% tổng giá trị đầu tư con tàu (không quá 2,9 tỷ đồng/tàu). Nếu đóng tàu có công suất máy chính lớn hơn 800CV, chủ tàu sẽ được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư nhưng không quá 6,2 tỷ đồng/tàu.

Ngư dân vay vốn thương mại từ các NH để đóng tàu có thể xin ngân sách hỗ trợ một lần để trả nợ

Trường hợp ngư dân đóng mới tàu khai thác vỏ gỗ (công suất trên 400CV trở lên) hoặc bọc lại vỏ thép, vỏ composite cho tàu gỗ, hoặc nâng cấp công suất máy chính cho tàu gỗ cũng sẽ nhận được mức hỗ trợ bằng 20% tổng giá trị đầu tư. Mức hỗ trợ cho các trường hợp này được quy định tối đa là 400 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/tàu, tùy từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, với dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế hỗ trợ một lần, cơ bản các mức hỗ trợ và trường hợp được nhận hỗ trợ đã được xác định khá rõ ràng và chi tiết. Cách thức hỗ trợ một lần như trên nếu so với cách hỗ trợ bằng cấp bù lãi suất vay vốn theo Nghị định 67 cũng có thể nói là ngang bằng nhau vì ngư dân vay vốn theo Nghị định 67 sẽ được ngân sách hỗ trợ từ 4-5%/năm trong suốt 11 năm.

Trung bình đóng một tàu vỏ gỗ ngư dân sẽ vay từ 4-5 tỷ đồng; tàu vỏ sắt, vỏ composite sẽ vay từ 7-9 tỷ đồng. Như vậy tổng mức hỗ trợ lãi suất 11 năm sẽ dao động từ 1,7 - 5 tỷ đồng/tàu. Tuy nhiên, nếu chọn cách thức hỗ trợ một lần, ngư dân sẽ phải tự đầu tư vốn để đóng và nâng cấp tàu cá, trường hợp phải vay vốn NH thì cũng không được hỗ trợ lãi suất mà phải vay thương mại bình thường.

Lường trước khó khăn

Phải nói ngay rằng việc đưa ra dự thảo Quyết định về hỗ trợ một lần là một chủ trương tích cực của Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ vốn cho ngư dân bám biển.

Với cơ chế này, ngư dân ở các tỉnh ven biển ngoài cửa vay vốn lãi suất thấp thông qua các NHTM còn có thể tự xoay trở vốn ban đầu để đóng tàu, sau đó xin hỗ trợ nguồn kinh phí hàng tỷ đồng để làm vốn lưu động phục vụ các chuyến đi biển. Như thế nút thắt vốn lưu động lâu nay đè nặng lên các chủ tàu sẽ được cởi mở phần nào. Ngư dân đi biển sẽ bớt phụ thuộc vào đại lý, chủ vựa kinh doanh hải sản. Nhiều con tàu đóng mới xong sẽ tránh được tình trạng cạn vốn phải nằm chờ nhiều tháng mới có thể ra khơi.

Tuy nhiên, để chính sách hỗ trợ tài chính theo cơ chế hỗ trợ một lần có thể đi vào hiện thực thì vẫn còn một chặng đường rất dài ở phía trước.

Thực tế cho thấy rằng, sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 67, hệ thống các NHTM trên cả nước đã tiếp nhận trên 770 hồ sơ đăng ký vay vốn đóng tàu. Trong đó có trên 530 hồ sơ đã được phê duyệt vay vốn. Tuy nhiên, hầu hết ngư dân ở các địa phương đều rơi vào tình trạng thiếu vốn đối ứng. Vì vậy, sau 2 năm mới chỉ có khoảng trên 200 tàu cá đóng mới từ nguồn vốn vay ưu đãi được hoàn thiện. Rất nhiều tàu sau khi đóng mới và cho hạ thủy xong phải nằm đợi vì người dân cạn vốn lưu động.

Ở góc độ đầu tư, trung bình hiện nay để đóng mới các loại tàu đánh bắt xa bờ công suất trên 400CV, người dân phải có trong tay ít nhất 3-5 tỷ đồng. Để tiết kiệm chi phí đa số ngư dân chọn lựa sử dụng các loại máy kéo và ngư cụ cũ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại máy cũ cho tàu cá đóng mới, ngư dân sẽ không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất theo Nghị định 67.

Chọn lựa giữa việc đầu tư tàu mới hoàn toàn để hưởng chính sách ưu đãi với việc tiết kiệm tiền tỷ khi mua lại các máy móc cũ, ngư dân sẽ dễ dàng nghiêng về phương án sau, nhất là khi nguồn vốn có sẵn không quá lớn.

Theo những quy định trong dự thảo Quyết định về hỗ trợ một lần thì thủ tục để nhận được tiền hỗ trợ không quá khó. Ngư dân chỉ cần nộp đủ các giấy tờ như giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản… thì đã có thể nhận được tiền từ ngân sách.

Tuy nhiên, việc chọn lựa và xét duyệt các hồ sơ đủ điều kiện hỗ trợ chắc chắn nảy sinh nhiều vướng mắc cần có những quy định cụ thể hơn từ các bộ ngành và cơ quan chức năng. Chưa kể rằng, nếu chọn lựa cách thức nhận hỗ trợ một lần, chủ tàu sẽ phải cam kết không được bán tàu cá trong suốt thời gian sử dụng. Quy định này cũng có thể sẽ làm khó ngư dân, bởi việc mưu sinh nghề biển vốn chứa đựng nhiều rủi ro, bất trắc. Việc bán tàu để trang trải sau những mùa thất bát là chuyện vốn không hiếm gặp.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại958,665
  • Tổng lượt truy cập91,022,058
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây