Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khủng hoảng kinh tế đã khiến sức mua của thị trường thực phẩm giảm, gây khó khăn cho ngành chăn nuôi. Ước tính, đến 25/6/2013, cả nước có 2,6 triệu con trâu (giảm 2,54% so với cùng kỳ năm 2012); 5,1 triệu con bò (giảm 3,16%). Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt và có xu hướng tăng số đầu con do một số doanh nghiệp mở rộng quy mô chăn nuôi và giá sữa ổn định. Hiện, tổng đàn bò sữa có 174.700 con (tăng 10,31% so với cùng kỳ năm 2012). Ngành chăn nuôi đã và đang phải trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn do giá bán sản phẩm giảm, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng. Người chăn nuôi không dám tăng đầu con, thậm chí một số gia trại, trang trại phải thu hẹp quy mô nuôi.
Theo ông Lê Quang Thành, Giám đốc Công ty Chăn nuôi Thái Dương, tại các tỉnh miền Bắc, từ giữa tháng 6 trở lại đây, giá lợn có nhích lên, từ mức 39.000 đồng/kg tăng lên 41.000 - 42.000 đồng/kg, giá lợn móc hàm từ 50.000 đồng/kg tăng lên 52.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức tăng không nhiều nên người chăn nuôi vẫn phải chịu lỗ. Khi nào giá lợn hơi phải đạt 45.000 - 46.000 đồng/kg thì mới mong có lãi.
Ông Thành tính toán: Để nuôi được 1 con gà thương phẩm tới lúc xuất chuồng (45-47 ngày, nặng khoảng 3,2kg) tiêu tốn 6kg cám, với giá cám hiện nay là 12.800 đồng/kg thì riêng tiền cám đã lên tới 76.800 đồng. Trong khi đó, giá gà thương phẩm bán tại trang trại chỉ đạt 30.500 đồng/kg, cộng chi phí thuốc thú y, nhân công, tiền giống, tiền điện…thì bình quân mỗi con gà xuất chuồng, chúng tôi lỗ từ 10.000 -15.000 đồng.
"Chưa thấy ở đâu chuỗi giá trị trong chăn nuôi lại dài như ở Việt Nam, phải qua 7- 8 nấc trung gian mới đến tay người tiêu dùng. Thức ăn chăn nuôi từ nhà máy chế biến phải qua 2-3 đại lý khiến giá bán đến tay người chăn nuôi tăng thêm 20%. Khi bán gia súc, gia cầm phải qua thương lái, đến lò giết mổ, rồi đưa ra chợ đầu mối, sau đó phân phối về chợ lẻ, lúc này mới đến tay người tiêu dùng. Dù giá bán gia súc, gia cầm tại các trang trại thấp nhưng đến chợ người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao gấp 2-3 lần. Đó là một nghịch lý", ông Thành nói.
Do qua nhiều khâu trung gian, giá tới tay người tiêu dùng cap gấp 2-3 lần giá bán |
Chu Khôi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã