Các nhà phân tích đưa ra dự báo Thái Lan sẽ ngưng chương trình mua lúa giá cao để hỗ trợ nông dân nhằm dành lại thị trường gạo trên thế giới đã bị mất vào tay Ấn Độ.
1. Thái Lan
Thái Lan chuẩn bị thu hoạch mùa vụ mới. Gạo Thái 5% tấm được bán ở cuối tháng 12 với giá 425 USD/tấn, tăng 8% so với tháng trước và giảm 23% so với năm 2012. Đến tháng 11/2013, Thái Lan đã xuất được 5.9 triệu tấn gạo, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, chính phủ dự kiến xuất được 6,68 triệu tấn gạo trong năm 2013, giảm 16% so với kế hoạch ban đầu là 8 triệu tấn, và giảm 4% so với cùng kỳ năm 2012 là 7 triệu tấn.
Mặt khác, Bộ Tài chính Thái Lan cho biết chính phủ có đủ tiền để chi trả cho nông dân trong chương trình mua lúa giá cao sẽ thực hiện vào 15/1/ 2014. Chính phủ dự kiến chi 90 tỷ baht (tương đương 2.75 tỷ USD) để mua lúa của nông dân trong niên vụ 2013-14 bắt đầu từ 15/1/2014. Bộ Tài chính Thái cũng cho biết chương trình mua lúa hỗ trợ nông dân trong 2 năm từ 10/2011-9/2013 đã lỗ 390 tỷ baht (tương đương 12 tỷ USD).
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của Thái dự kiến đạt 31 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14, tăng 1-2% so với năm 2012. Mỹ cũng dự kiến Thái Lan xuất được 7 triệu tấn gạo năm 2013, và sang năm 2014 sẽ xuất 8 triệu tấn.
2. Ấn Độ
Giá gạo Ấn Độ đến cuối tháng 12 giảm do mùa vụ thu hoạch sắp tới. Gạo Ấn Độ 5% tấm giá 410 USD/tấn, giảm 1% so với tháng 11 và giảm 5% so với năm 2012. Trong khi đó giá gạo tháng 12 trong nước 463 USD/tấn (tương đương), giảm 2% so với tháng 11 và tăng 11% so với năm 2012.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Ấn Độ xuất được 9,6 triệu tấn gạo trong thời gian từ tháng 1-11/ 2013, tăng 1% so với 9,5 triệu tấn cùng kỳ năm 2012, trong khi Ấn Độ kỳ vọng sẽ xuất được 10 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo chính phủ Ấn Độ sẽ xem xét lại chính sách xuất khẩu gạo trắng năm 2014, tùy vào tình hình thu mua lúa tạm trữ và biến động giá gạo trong nước. Sản lượng gạo Ấn Độ dự kiến đạt 103 triệu tấn gao niên vụ 2013-14, giảm 1% so với 104,4 triệu tấn năm trước.
Ấn Độ sẽ buộc phải nhập 4 – 12 triệu tấn gao niên vụ 2016-17 nếu đến thời điểm đó sản lượng gạo không tăng thêm 10 triệu tấn, tiêu thụ gạo trong nước lúc đó dự báo lên đến 98 – 106 triệu tấn. Đến tháng 12/2013, lượng dự trữ 28.19 triệu tấn, giảm 8% so với 30,60 triệu tấn cùng kỳ.
3. Việt Nam
Trận bão Wutip thổi vào Việt Nam vào 1/10/ 2013, góp phần làm tăng giá gạo trong nước, nhưng gạo xuất qua Philippines và Trung Quốc đã được ấn định giá trước. Gạo Việt Nam 5% tấm xuất vào cuối tháng 12/2013 với giá 410 USD/tấn, giảm 4% so với tháng 11 and giảm 1% so với năm 2012.
Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu được 6,7 triệu tấn gạo, giảm 12% so với 7.6 triệu tấn năm 2012. Giá trị xuất khẩu được 2.9 tỷ USD, giảm 16% so với 3,45 tỷ USD năm 2012. Giá xuất năm 2013 được 433 USD/tấn (FOB), giảm 5% so với 456 USD/tấn (FOB) năm 2012. Lượng gạo xuất khẩu năm 2013 giảm do sức mua của các bạn hàng truyền thống như Indonesia và Philippines giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo qua Trung Quốc (phần lớn trực tiếp qua biên giới) đạt 1,4 – 1,6 triệu tấn, tăng 400% so với năm 2012.
Trong tháng 12/2013, Việt Nam xuất được 540.378 tấn gạo, tăng 17% so với 461.648 tấn năm 2012, đồng thời cũng tăng 31% so với 410.423 tấn xuất được vào tháng 11/2013. Giá gạo xuất trong tháng 12 được 455,50 USD/tấn (FOB). Giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ổn định ở mức 5.650 – 5.750 đồng/kg (tương đương 263 - 268 USD/tấn). Gạo 5% tấm giá 7.450 – 7.550 đồng/kg (tương đương 347 - 352 USD/tấn), trong khi gạo 25% tấm giá 7.100 – 7.200 đồng/kg (tương đương 331 - 335 USD/tấn).
Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đối mặt với cạnh tranh khốc liệt sang năm 2014 do giá gạo có xu thế giảm và nguồn cung dồi dào. Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA cho biết giá gạo xuất khẩu thấp, đặc biệt là ở Ấn Độ và Thái Lan sẽ ảnh hưởng đến giá gạo của Việt Nam. Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với gạo thơm Thái, gạo thường Ấn Độ cũng như gạo basmati, gạo đồ và tấm năm 2014. Sản lượng gạo tăng ở những nước nhập gạo truyền thống của Việt Nam cũng là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên VFA cũng lạc quan vì gạo chất lượng cao và gạo thơm có nhu cầu cao ở các nước châu Phi, Đông Nam Á, và Trung Quốc. Gạo Việt Nam có nhiều cơ hội xâm nhập thị trường Nhật và Mỹ khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TTP.
Theo VFA, xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 6,5-7.0 triệu tấn năm 2014, so với 6,88 triệu tấn vào năm 2013. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo nhiệm vụ 2013-14 của Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức 27,7 triệu tấn trong khi xuất khẩu gạo có thể sẽ đạt khoảng 7,5 triệu tấn.
4. Pakistan
Gạo Pakistan 5% tấm giao cuối tháng 12/2013 với giá 390 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 11, nhưng giảm 7% so với năm 2012. Pakistan xuất khẩu được 1,06 triệu tấn gạo trong 5 tháng đầu của niên vụ 2013-14 (tháng 7 đến tháng 6), tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Pakistan đạt 6,4 triệu tấn nhiệm vụ 2013-14 (tháng 11 đến tháng 10 năm sau), tăng 7% so với dự báo ban đầu và tăng 10% so với nhiệm vụ trước, nguyên nhân do thời tiết thuận lợi và sử dụng các giống lúa lai. Xuất khẩu gạo dự kiến đạt 3,4 triệu tấn gao niên vụ 2013-14, tăng 13% so với dự báo ban đầu và tăng 3% so với niên vụ trước.
5 Campuchia
Gạo Campuchia 5% tấm giao vào cuối tháng 12/21013 với giá 465 USD/tấn, tăng 1% so với tháng 11. Campuchia xuất 378.856 tấn gạo trong năm 2013, tăng 84% so với năm trước. Các nước EU vẫn là thị trường chính của châu Á cũng như Thái Lan và Malaysia. Các doanh nghiệp nhập khẩu gạo của EU cho rằng có 30% của 196.000 tấn gạo của Campuchia xuất qua EU có trộn gạo Việt Nam. Ủy ban EU cảnh báo Campuchia sẽ mất quyền hưởng thuế suất bằng không nếu không kiểm soát chất lượng gạo. Các viên chức Campuchia phản đối EU vì họ cho rằng gạo của Campuchia được đưa qua Việt Nam xay chà để đạt chất lượng theo yêu cầu của EU, không có việc trộn lẫn gạo Việt Nam.
6. Philippines
Tổng lượng gạo tồn trữ của Philippines đến 1/11/ 2013 được 2,44 triệu tấn, giảm 12% so với năm trước, đủ dùng trong 72 days. Trong khi đó Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết an ninh lương thực của nước này bị đe dọa bởi siêu bão Haiyan tàn phá vào ngày 8/11/ 2013 gây thiệt hại 147.000 tấn gạo (tương đương 1% tổng sản lượng lúa cả nước). tổ chức Lương nông Quốc tế FAO viện trợ khẩn cấp lúa giống cho nông dân Philippines sản xuất lúa vụ tới, khắc phục bão. Hơn nữa chính phủ Philippines đã nhập 500.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ hoàn tất vào tháng 3/2014.
7. Trung Quốc
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới do sản xuất lúa trong nước không đuổi kịp tốc độ tiêu thụ gạo. Năng suất lúa của Trung Quốc đã đụng trần nên Trung Quốc khó có thể tăng sản lượng gạo trong những năm tới.
Theo số liệu của các điều tra đất gần đây, có khoảng 3 triệu ha đất không còn tiếp tục trồng lúa được do bị ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước. Diện tích đất canh tác của Trung Quốc tiếp tục giảm do gia tăng dân số và đô thị hóa. Chính phủ buộc phải ngừng trồng lúa trên đất ô nhiễm và dự kiến chi hàng tỷ nhân dân tệ để khắc phục đến năm 2015.
8. Indonesia
Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết sản lượng gạo năm 2013 lên đến 39,8 triệu tấn so với sức tiêu thụ 34,4 triệu tấn, dư ra 5,4 triệu tấn gao năm 2013. Trong khi đó Indonesia hy vọng năm 2014 tăng trưởng 8% đạt 43 triệu tấn, giúp Indonesia tự túc được lương thực năm 2014. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng sản lượng gạo của Indonesia chỉ đạt 36,55 triệu tấn, Indonesia sẽ tiếp tục nhập 1,5 triệu tấn gao niên vụ 2013-14.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã