Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước đầu tháng 10/2014

Chủ nhật - 12/10/2014 23:44
Giá gạo trắng xuất khẩu giao ở đầu tuần tháng 10 đạt 459 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với cuối tháng 9, giảm 14 USD/tấn so với cả tháng 9 và tăng đạt 5 USD/tấn so với năm 2013. Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO đã dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2014-15 đạt 496,4 triệu tấn, giảm nhẹ so với niên vụ 2013-14, và giảm khoảng 1% so với dự báo tháng 9. FAO dự báo thương mại gạo thế giới năm 2015 vào khoảng 40 triệu tấn, tăng nhẹ so với chỉ số của năm 2014.

1. Thái Lan

 Gạo Thái Lan 5% tấm giao vào đầu tháng 10 đạt 420 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với cuối tháng 9, giảm khoảng 10 USD/tấn so với cả tháng 9 và tăng khoảng 10 USD/tấn so với năm 2013.

Trong tám tháng đầu năm 2014, Thái Lan đã xuất khẩu được 6,6 triệu tấn gạo, tăng 59% trong cùng kỳ năm 2013, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái (Trea).  Thái Lan kiếm được 3,27 tỷ USD xuất khẩu gạo, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013.

Sau cuộc họp với Ủy ban Chính sách và Quản lý gạo, Thủ tướng Chính phủ Thái Lan đã làm việc với người đứng đầu Hội đồng Quốc gia thảo luận kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và các biện pháp dài hạn để bảo vệ nông dân trồng lúa nhằm giảm giá thành, tăng năng suất trong khi sử dụng tài nguyên đất và nước ít hơn.

Chính phủ Thái Lan có kế hoạch bán một triệu tấn gạo sang các nước khác nhau thông qua các hợp đồng chính phủ với chính phủ trước khi kết thúc năm nay.

2. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm giao vào đầu tháng 10 đạt 420 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với cuối tháng 9, giảm khoảng 20 USD/tấn so với cả tháng 9 và không thay đổi so với năm 2013.

Diện tích xuống giống mùa lúa chính vụ của Ấn Độ (tháng 6 đến tháng 12) đã đạt khoảng 38 triệu ha lúa vào ngày 10/10/2014, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2013. Các nhà phân tích cho  rằng Ấn Độ có thể trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2015 do dự trữ gạo dư thừa, cải thiện phương pháp sản xuất, nhu cầu gạo từ các nước châu Phi và Trung Đông tăng  (lợi thế gần Ấn Độ)  và giá cả tương đối thấp.

Tổng công ty Lương thực Ấn Độ đã thu mua được 31,.652 triệu tấn gạo tính đến ngày 1/10.  Hiệp hội nhà máy xay xát gạo ở bang Punjab đang kêu gọi chính phủ quay lại tiêu chuẩn ẩm độ lúa  15% , sau khi chính phủ giảm xuống còn 14% vào tháng 9.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014-9/2015) của Ấn Độ đạt 100 triệu tấn, giảm 6% so với sản lượng gạo niên vụ 2013-14 vàg3 %  so với dự báo đầu năm.

3. Việt Nam

Gạo Việt Nam 5% tấm giao vào đầu tháng 10 đạt 440 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với cuối tháng 9, giảm 15 USD/tấn so với cả tháng 9 và tăng 55 $ USD/tấn so với năm 2013.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 4,788 triệu tấn gạo, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2013. Giá gạo xuất khẩu trung bình năm đạt 432 USD/tấn (FOB), tăng đạt 2 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2013.

Trong tháng 9/2014, Việt Nam đã xuất được 545.362 tấn gạo, giảm  4% so với 526.561 tấn gạo xuất khẩu tháng 9/2013, và giảm 13% so với 627.089 tấn gạo xuất tháng 8/2014. Giá gạo xuất khẩu trong tháng 9 được 439 USD/tấn, tương tự năm 2013, nhưng tăng khoảng 2% so với tháng 8.

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo năm 2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng đạt 6,9 triệu tấn, tăng 6% so với kim ngạch xuất khẩu vào năm 2013, do trúng mùa và nhu cầu nhập gạo tăng ở các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và Philippines. Indonesia đã ký hợp đồng với Việt Nam và Thái Lan để nhập khẩu 425.000 tấn gạo trong năm nay.

4. Pakistan

Gạo Pakistan 5% tấm giao vào đầu tháng 10 đạt 410 USD/tấn, không thay đổi so với cuối tháng 9, giảm 25 USD/tấn so với cả tháng 9 và tăng 25 USD/tấn so với năm 2013.

Giá bình quân gạo thơm basmati Pakistan xuất khẩu tăng lần thứ hai liên tiếp từ 1,350 USD/tấn từ tháng 4-7. Lên 1,450 USD/tấn, tăng 10% so với tháng 8 năm 2013.

Tại bang Punjab, Pakistan, nông dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt gần đây đã yêu cầu bồi thường thiệt hại cây trồng và mở rộng việc bồi thường bao gồm nông dân sở hữu trên 10 mẫu Anh (khoảng 4 ha).

5. Indonesia

Cơ quan Lương thực nhà nước Bulog của Indonesia đã ký hợp đồng với Thái Lan và Việt Nam để nhập khẩu 425.000 tấn gạo trong những tháng còn lại năm 2014.

Bulog được phép nhập khẩu khoảng 500.000 tấn gạo (200.000 tấn gạo chất lượng cao và 300.000 tấn gạo chất lượng trung bình) để bổ sung lượng gạo dự  trữ và đảm bảo an ninh lương thực. Indonesia nhập khẩu 200.000 tấn gạo chất lượng cao cấp và 25.000 tấn gạo chất lượng trung bình từ Việt Nam và 175.000 tấn gạo chất lượng trung bình từ Thái Lan. Trong đó, 50.000 tấn gạo nhập khẩu từ Việt Nam đã có tại kho của Bulog và còn lại được dự kiến ​​vào cuối tháng này.

Giám đốc Bulog cho biết mặc dù đã có giấy phép nhập khẩu, nhưng không bỏ qua việc ưu tiên mua lúa của nông dân để bổ sung kho dự  trữ. Chính phủ cho phép Bulog nhập khẩu 500.000 tấn gạo trong năm nay sau khi Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) đã dự báo lượng lúa của Indonesia năm 2014 chỉ đạt 69,80 triệu tấn, giảm 2% so với 71,28 triệu tấn năm 2013. Nguyên nhân do diện tích trồng lúa giảm 26.530 ha so với 2013.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Indonesia đạt 36 triệu tấn, và nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn gạo

6. Thị trường khác:

- Gạo Campuchia 5% tấm giao vào đầu tháng 10 đạt 470 USD/tấn, không thay đổi so với cả tháng 9 và tăng 20 USD/tấn so với năm 2013.

- Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO đã dự báo nhập khẩu gạo của Sri Lanka tăng đáng kể trong năm 2014 do sản lượng lúa của nước giảm vì điều kiện thời tiết khô hạn. Sản lượng lúa của Sri Lanka năm 2014 sẽ giảm 22% so với năm 2013.

- Giống lúa lai mới của Trung Quốc "Yliangyou 900" đã năng suất 15,39 tấn/ha, cao kỷ lục trong cả nước. Tổng công ty dự trữ lương thực nhà nước Sinograin Trung Quốc đã mua khoảng 4,19 triệu tấn  lúa niên vụ 2014-15 theo chương trình giá mua tối thiểu trong các nỗ lực để bình ổn giá thị trường.

- Nông dân trồng lúa ở Nhật Bản sẽ nhận được khoản tài trợ ban đầu của chính phủ trong năm nay để giúp họ đối phó với giảm giá trong nước.

- Tổng công ty Thương Mại Nông Thủy sản và Thực phẩm của Hàn Quốc đã mua khoảng 36,06 tấn gạo thường từ Trung Quốc và Mỹ giao giữa tháng 1 và ngày 28 tháng 2.

- Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines đang nổ lực ngưng nhập khẩu thêm gạo trong năm nay, sau khi đã nhập khẩu khoảng 1,8 triệu tấn gạo trong 9 tháng đầu năm 2014. Tồn kho gạo ở Philippines đạt 1,49 triệu tấn tính đến ngày 01/9, giảm 13% so với tháng 8/2014 và giảm 3%  so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, Cục Hải quan Philippines đã bán 5.475 tấn gạo lậu tịch thu được 3,6 triệu USD .

- Nhật mua 55.000 tấn gạo thường từ Thái Lan và Mỹ với giá trung bình 92.110 yên (khoảng 853 USD/tấn) trong đấu thầu.

- Kim ngạch nhập khẩu gạo của Bangladesh tăng lên khoảng 55,59 triệu USD trong hai tháng đầu của năm tài chính 2014-15 (7/2014-6/2014), tăng 109% so với cùng kỳ trong năm tài chính 2013-14.

 

Nguyễn Phước Tuyên

Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp
Nguồn: bancuanhanong.vn

 Tags: usd/tấn so

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay31,481
  • Tháng hiện tại937,583
  • Tổng lượt truy cập91,000,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây