Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 1 tháng 3/2016

Thứ hai - 07/03/2016 01:46
Giá xuất khẩu gạo trắng thế giới, hiện giá 385 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, lên 1 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 37 USD/tấn so với năm 2015. Giá gạo vào ngày 5/3/2016 so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 5/3/2016 so với ngày 27/2/2016 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

27/2/2016

5/3/2016

27/2/2016

5/3/2016

27/2/2016

5/3/2016

27/2/2016

5/3/2016

5/3/2016

Gạo 5%

365-375

365-375

350-360

360-370

360-370

365-375

335-345

335-345

410-420

Gạo 25%

345-355

350-360

340-350

350-360

325-335

330-340

305-315

305-315

395-405

Gạo đồ

365-375

365-375

 

 

350-360

355-365

 

 

 

Gạo thơm

665-675

660-670

415-425

430-440

 

 

 

 

755-765

Tấm

325-335

325-335

325-335

330-340

260-270

265-275

285-295

285-295

335-345

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2016 đạt 491,4 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm 2015 và giảm nhẹ so với dự báo tháng 2/2016. FAO ước tính năm 2016 sử dụng gạo thế giới lên đến 498,3 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm 2015.

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 365 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 5 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 40 USD/tấn so với năm 2015. Bộ Thương mại Thái Lan đang xem xét mở cuộc bán đấu giá gạo dự trữ cho các nhà thầu nước ngoài nhằm giải phóng ít nhất 5 triệu tấn gạo kho dự trữ năm nay. Chính phủ vẫn có 11 triệu tấn gạo trong kho dự trữ của nó. Bộ Thương mại đang có kế hoạch bán đấu giá 400.000 - 500.000 tấn gạo vào giữa tháng 3 và tháng 7 năm nay, vào thời điểm nông dân không còn lúa đưa ra thị trường.

2. Việt Nam  

Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 365 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn từ một tuần và một tháng 2/2016 và giảm 10 USD/tấn so với năm 2015.

Trong thời gian từ 1/1 – 25/2, Việt Nam xuất khẩu được 727.847 tấn gạo, tăng 73% so với trong 2 tháng đầu năm 2015. Giá xuất khẩu gạo bình quân được 499 USD/tấn (FOB), giảm 11% so với cùng thời điểm năm 2015.

Trong thời gian từ 01- 25/2/2016, Việt Nam xuất khẩu được 311.077 tấn gạo, tăng 55% so với 200.814 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 2/2015, và giảm 25% so với 416.770 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 1/2016, giá xuất khẩu trong tháng 2 ở mức 387 USD/tấn, giảm 15% so với năm 2015 và giảm 5% USD/tấn so với tháng 1/2016.

 3. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 370 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước và tháng 2/2016, giảm 25 USD/tấn so với năm 2015. Đến ngày 04/3/2016, giá gạo Pusa 1121 giảm còn 558-692 USD/tấn so với 560 -692 USD/tấn). Giá gạo basmati giảm còn 744-759 USD/tấn so với 751 -765 USD/tấn. Tổng công ty Lương thực Ấn Độ đã thu mua được 28,4 triệu tấn gạo của vụ mùa 2015-16 (tháng 10/2015 – 9/2016), tăng 21% so với 23,42 triệu tấn năm 2015.

Bộ Tài chính Ấn Độ  thông báo nguồn kinh phí dành cho nông nghiệp năm 2016 lên 131 tỷ USD so với 124 tỷ USD năm 2015. Trong đó có: 5,2 tỷ phân bổ cho 149 triệu trang trại thực hiện chương trình quản lý dinh dưỡng đất, tư vấn cho nông dân sử dụng phân bón phù hợp với từng loại đất và cây trồng trên cả nước; 874 triệu USD được phân bổ cho cho quản lý bền vững tài nguyên nước ngầm, 200.000 ha sẽ được mang theo canh tác hữu cơ trong thời gian ba năm; 219 triệu USD được phân bổ hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng nhằm giảm gánh nặng cho nông dân. 

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2016 giảm 33%  còn 8 triệu tấn. Sản lượng gạo Ấn Độ đạt 103 triệu tấn, giảm so với 105,48 triệu tấn năm 2015

4. Pakistan

Gạo Pakistan 5% tấm hiện giá 340 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 2/2016 và năm 2015.

Ngân hàng Nhà nước Pakistan (SBP) đã nối lại quan hệ với ngân hàng Iran cho phép các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước để khởi động kinh doanh với các đối tác Iran. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Pakistan sang Iran bao gồm gạo basmati, nhựa, giấy và cam. Các mặt hàng nhập khẩu lớn bao gồm dầu khí hóa lỏng, các sản phẩm dầu khí, máy biến áp điện và hoa quả khô. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Pakistan (REAP) đã thúc giục chính phủ để khôi phục lại cơ chế thanh toán giữa hai nước để giúp tăng cường xuất khẩu gạo.

5. Campuchia

Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 415 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 15 USD/tấn so với tháng 2/2016, và giảm 20 USD/tấn so với năm 2015. Campuchia đã xuất khẩu 95.945 tấn gạo trong 2 tháng đầu năm 2016, tăng 30% so với 73.597 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2015. Xuất khẩu gạo trong tháng 2/2016 đạt 51.912 tấn tăng 18% so với 44.033 tấn trong tháng 1/2016. 3 thị trường hàng đầu trong tháng là Trung Quốc (13.437 tấn), Pháp (6.068 tấn) và Ba Lan (5246 tấn)

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Campuchia xuất khẩu được 800.000 tấn gạo (bao gồm cả xuất khẩu chính thức và không chính thức đến Việt Nam và Thái Lan qua biên giới) năm 2016, giảm 27% so với 1,1 triệu tấn trong năm 2015

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Campuchia cảnh báo nhiều nhà xuất khẩu và nhà máy xay xát gạo sắp phá sản sắp do thiếu chính sách hỗ trợ  sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đồng bộ. Ngành hàng lúa gạo Campuchia đang đối mặt với mối đe dọa từ cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu ngày càng tăng. Nhất là gần đây khi thực hiện thỏa thuận EU-Việt Nam FTA, EU sẽ nhập khẩu 80.000 tấn gạo từ Việt Nam hàng năm. EU là một thị trường quan trọng đối với Campuchia, Thái Lan nỗ lực giải phóng kho dự trữ gạo cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Campuchia.. Họ thúc giục chính phủ áp đặt thuế đối với gạo nhập khẩu từ Việt Nam để bảo vệ nông dân trước tình hình gạo giá rẽ Việt Nam tràn ngập thị trường Campuchia

Bộ Nông nghiệp Campuchia chỉ trích gay gắt một nghiên cứu của Yumei Kang, Đại học Kochi Nhật Bản công bố trên Tạp chí Xử lý Nước và Nước thải Quốc tế (International Journal of Water and Wastewater Treatment) vào cuối tháng 1/2016. Một số mẫu gạo Campuchia có hàm lượng asen vượt ngưởng 0,2 mg / kg theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức Lương nông Quốc tế FAO. Các mẫu gạo lấy từ tỉnh Kampong Thom chứa 0,371 mg / kg, và mẫu lấy từ tỉnh Banteay Meanchey, Battambang và Prey Veng chứa trên 0,2 mg / kg. Cục Khảo sát và Quản lý Đất (Department of Land, Surveying and Management) thường xuyên lấy mẫu gạo phân tích, đặc biệt là các lô hàng xuất khẩu sang châu Âu hoàn toàn không thấy vết arsen trong gạo.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Campuchia (Cambodian Center for Study and Development in Agriculture - CEDAC) đang có kế hoạch tăng sản lượng gạo hữu cơ trong nước lên 1.000 - 1.500 tấn năm 2016 do nhu cầu gạo hữu cơ xuất khẩu tăng cao. CEDAC liên kết với nông dân sản xuất được 400 tấn gạo hữu cơ năm 2014 và 800 tấn năm 2015.

6. Indonesia   

Chính phủ Indonesia xây dựng mục tiêu sản xuất 76,22 triệu tấn lúa năm 2016, tăng 1,1% so với 75,36 triệu tấn năm 2015. Nước này có thể không nhập khẩu gạo năm nay do gạo dự trữ đầy đủ. Chính phủ đang có kế hoạch thu mua 3 triệu tấn gạo của nông dân từ giữa tháng 3 đến tháng 5/2016, Công ty lương thực đã nhận được 1,3 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan là lô hàng nhập khẩu từ năm 2015 chuyển qua.

Bộ Nông nghiệp Indonesia tập trung cải thiện chuỗi giá trị lúa gạo trong nước để đảm bảo giá cả hợp lý cho người tiêu dùng cũng như nông dân. Bộ xây dựng hệ thống hệ thống chuỗi giá trị lúa gạo mới bắt đầu từ nông dân và sẽ từ từ loại bỏ các tác nhân trung gian. Chính phủ đang có kế hoạch thực hiện điều này bằng cách mua lúa trực tiếp từ nông dân với giá hợp lý 300 USD/tấn (6.667 đồng/kg), chuyển qua hệ thống xay xát và chế biến để bán gạo cho người tiêu dùng với giá 562 USD/tấn (12.489 đồng/kg). Giá gạo cuối cùng đến tay người tiêu dùng sẽ không quá 599 USD/tấn (13.311 đồng/kg), ngay cả khi giá tăng trong tương lai. Bộ sẽ phân phối gạo dưới dạng 2,5 và 10 kg/bao  qua hệ thống cửa hàng bán lẻ Toko Tani Indonesia (TTI). Hiện nay, cả nước có trên 1.000 điểm bán hàng TTI trong cả nước, chính phủ đặt mục tiêu tăng các cửa hàng bán lẻ TTI đến 5.000 trong vòng 5 năm tới. Chính phủ đã thông báo phân bổ kinh phí 15 triệu USD nhằm hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy xay xát gạo, máy đóng gói, vận chuyển để nông dân có thể sản xuất lúa với giá cạnh tranh hơn

7. Malaysia

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo nhập khẩu gạo của Malaysia sẽ đạt 1,05 triệu tấn năm 2016, tăng 5% so với 1 triệu tấn năm 2015.

Tiêu thụ gạo trong nước tăng nhẹ lên 2,85 triệu tấn do tăng dân số lao động nhập cư. Vào tháng 2/2016, chính phủ đã công bố việc tuyển dụng 1,5 triệu lao động thủ công từ Bangladesh đến làm việc tại Malaysia. Sản lượng gạo của Malaysia vẫn ổn định ở mức 1,8 triệu tấn trong năm 2015 dù điều kiện thời tiết khô hạn.

Chính phủ co nhiều chính sách ưu đãi như trợ cấp hạt giống, phân bón và thuốc trừ sâu nhằm khuyến khích gia tăng sản xuất lúa. Hiện nay, giá hỗ trợ của chính phủ đối với lúa là 331 USD/tấn (7.355 đồng/kg).

8. Nước khác

Gạo Myanmar 5% tấm hiện giá 425 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn so với tháng 2/2016 và tăng 10 USD/tấn so với năm 2015.

Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 460 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 5 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 25 USD/tấn so với năm 2015.

Sản lượng gạo của các nước Liên minh châu Âu đạt 1,772 triệu tấn trong năm niên vụ 2015-16 (9/2015-8/2016), tăng 8% so với niên vụ 2014-15 MY. Nhập khẩu gạo của Liên minh châu Âu đã tăng mạnh kể từ đầu niên vụ 2015-16, đạt 583.986 tấn gạo trong thời gian 1/9/2015 – 23/2/2016, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015.

Phước Tuyên

Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: usd/tấn so

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Hôm nay42,386
  • Tháng hiện tại747,499
  • Tổng lượt truy cập90,810,892
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây