Với ưu thế nổi bật như mẫu mã đẹp, thơm, ngọt nên vải thiều sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, Global Gap của tỉnh Bắc Giang bán được giá gấp 2 đến 3 lần so với vải sản xuất thường(Ảnh: Minh Long)
Với ưu thế nổi bật như mẫu mã đẹp, thơm, ngọt nên vải thiều sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, Global Gap của tỉnh Bắc Giang bán được giá gấp 2 đến 3 lần so với vải sản xuất thường. Giá vải thường ở thị trường Lục Ngạn dao động từ 12.000 đồng – 20.000 đồng/kg thì giá vải Viet Gap, Global Gap lên từ 35.000- 60.000 đồng/kg. Thậm chí có lúc lên đến gần 80.000 đồng/kg nhưng không đủ hàng để thương lái thu mua.….
Ông Đỗ Khắc Tý, thôn Đình Nội, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn cho biết, gia đình ông có hơn 1ha vải thiều trồng theo tiêu chuẩn VietGap thu hoạch gần 3 tấn vải chín sớm và chính vụ bán được hơn 200 triệu đồng. Còn lại gần 2 tấn, với giá khoảng 50 nghìn đồng/kg như hiện nay sẽ cho thu lãi thêm gần 100 triệu đồng trong vụ vải năm nay.
Sản lượng vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm nay dự báo bằng 70% so với niên vụ 2016. Càng gần về cuối vụ, nguồn hàng càng khan hiếm khiến việc thu mua của thương lái cũng gặp nhiều khó khăn. Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ điểm cân thu mua vải ở Thị trấn Chũ, cho biết: Nhìn chung giá hiện nay ổn định hơn so với mấy hôm trước nhưng không đủ hàng để thu mua, 4 điểm cân nhưng nguồn hàng vẫn chưa đủ 1 xe hàng. Năm nay mất mùa, giá cao lại khan hàng nữa.
Càng gần về cuối vụ, nguồn hàng càng khan hiếm khiến việc thu mua của thương lái cũng gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Vương Nguyễn)
Với tổng diện tích gần 32.000ha, Bắc Giang là địa phương có diện tích trồng vải thiều lớn nhất cả nước, tuy nhiên diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap mới chỉ đạt 13.000ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Tân Yên. Số còn lại người dân vẫn trồng theo quy trình sản xuất thông thường.
Đến nay, sản lượng vải thiều tiêu thụ của Bắc Giang đã đạt khoảng 80.000 tấn. Trong đó, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap hơn 30.000 tấn, tiêu thụ tại các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc. Mới đây nhất, ngày 30.6, lần đầu tiên vải thiều của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã có mặt tại Thái Lan, với số lượng 1.000 tấn…
Vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap hơn 30.000 tấn, tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước (Ảnh: Vương Nguyễn)
Ông Trần Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, phát triển bền vững cây vải thiều trong niên vụ 2017, huyện đã thí điểm ký cam kết với hơn 40.000 hộ nông dân trên địa bàn, sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap trên tổng diện tích 10.700 ha; gấp 3 lần diện tích hiện có.
Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thí điểm ký cam kết với hơn 40.000 hộ nông dân trên địa bàn, sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap trên tổng diện tích 10.700 ha (Ảnh: vaithieulucngan)
“Không thể sản xuất VieGap và Global Gap với diện tích nhỏ lẻ mà phải sản xuất quy mô lớn. Làm sao để vải thiều Lục Ngạn tiêu thụ trên thị trường đồng bộ về mặt chất lượng và mẫu mã theo tiêu chuẩn sản xuất an toàn VieGap và Global Gap. Để tiêu thụ vải thiều ổn định và bền vững, huyện xây dựng Nghị quyết giao Hội nông dân huyện và các xã vận động hội viên mỗi xã thành lập có ít nhất 1 HTX, mỗi thôn ít nhất phải có 1 Tổ hợp tác là đầu mối kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp thu mua vải thiều xuất khẩu”- ông Bình cho hay.
Theo Minh Long/ Dâm Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã