Đáng chú ý, mới đây, Công ty TNHH VIETGO – công ty chuyên tư vấn xuất nhập khẩu cho các DN Việt Nam đã thông báo trên website chính thức về cơ hội xuất khẩu thịt lợn số lượng lớn sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc cho hợp đồng cả năm.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tuấn Việt – Giám đốc VIETGO - cho biết: “Đối tác Hàn Quốc này trước đây đã từng hỏi mua nhiều lần, lần này họ không mua trực tiếp mà đóng vai trò là nhà buôn thương mại, đang có bạn hàng nên cần thu mua ngay. Thời gian hoàn thành đơn hàng đang rất gấp, khoảng 1 tuần – 1 tháng nên chúng tôi cần tìm nhà cung cấp sớm để mở L/C (tín dụng thư – PV)”.
Theo đó, phía doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập đều đặn 500 tấn thịt ba chỉ/tháng, 1.350 tấn chân trước và 1.350 tấn chân sau/tháng trong thời gian một năm. Trong đó, thịt bụng cần đạt trọng lượng từ 4.7 - 5.2 kg/miếng với độ dày tối thiểu 4cm, kích cỡ 25 x 46 cm. Sản phẩm được đóng gói theo quy chuẩn: 04 miếng thịt ba chỉ/thùng carton (có lớp ngăn cách). Sản phẩm yêu cầu có chứng chỉ SGS (hoặc chứng chỉ khác tương đương).
Thư giới thiệu sản phẩm chân lợn mà đối tác gửi tới công ty. Ảnh: PV |
Ông Việt hi vọng, với đơn hàng này có thể thu mua chính thức từ 1 nhà cung cấp hoặc gom 2 – 3 nhà cung cấp lại. Với chứng chỉ SGS, các đơn vị có thể tham khảo thông tin từ các Sở Công Thương các tỉnh/thành phố để nắm được quy trình kiểm định, phân tích mẫu thịt về lượng mỡ, lượng nạc và dư lượng kháng sinh… Thông thường có thể mất khoảng từ 5-6 ngày để có được giấy phép này.
Đánh giá về thị trường Trung Quốc, ông Việt cho rằng: “Trên thực tế, đây vẫn là thị trường lớn đối với sản phẩm thịt lợn của Việt Nam với hơn 1,3 tỉ dân, mức tiêu thụ khoảng 51 – 57 triệu tấn/năm. Ngoài ra, nước này cũng đang phải nhập khẩu hàng triệu tấn thịt heo mỗi năm từ các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn xuất khẩu thịt vào thị trường Trung Quốc cũng thấp hơn các thị trường khác nên dễ vào và có thể đàm phán được. Dù vậy, hiện nay chúng ta vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng từ thị trường này”.
Theo ông Việt, xuất khẩu thịt heo vào Trung Quốc hiện nay vẫn chủ yếu qua đường tiểu ngạch nên sản lượng xuất đi rất thấp và phập phù, chỉ cung cấp cho một số khu vực sát biên giới trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở những vùng sâu hơn vẫn đang rất lớn.
Do đó, ông Việt cho rằng, để giải cứu lợn cho nông dân, buộc phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Với thị trường Trung Quốc, cần xúc tiến xuất khẩu theo đường chính ngạch. Ngoài ra, cần xúc tiến xuất khẩu thịt lợn sang cả các thị trường khác lân cận xung quanh.
Bên cạnh các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp xuất khẩu đang rất cần có sự hỗ trợ quảng bá các đơn hàng tới người nông dân để họ nắm bắt thông tin, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu. Ngoài ra, cần có một hệ thống thông tin chuẩn kết nối các hộ nông dân với doanh nghiệp đang có nhu cầu thu mua sản phẩm thịt lợn để xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu lớn. Những động thái mở đường đầu tiên này là tiền đề để thu mua theo vùng sản xuất với số lượng lớn.
Theo K.Linh/baolaodong,com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã