Doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 35%
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 39,4 tỉ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu là nhờ khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp khoảng 65%, còn khối DN trong nước chỉ chiếm 35%, tức đạt 13,9 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng nông sản và thủy sản từ trước tới nay là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều DN trong nước. Thế nhưng nhóm hàng chủ lực này đang có khuynh hướng giảm kim ngạch. Trong 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu nhóm này chỉ đạt khoảng 6,2 tỉ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm giảm khá mạnh, như: cà phê giảm 16,6%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 4,7%... Xét về giá, so với cùng kỳ năm trước, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm, như: giá gạo thấp hơn 28 USD/tấn, hạt nhân điều giảm 10,3%, cao su giảm 11%, hạt tiêu giảm 2,8%, gạo giảm 6,1%...
Bà Phan Thị Diệu Hà, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, cho biết mức tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản trong tháng 4 có cải thiện so với những tháng đầu năm nhưng vẫn ở mức thấp, làm cho kim ngạch chung nhóm hàng trụ cột này giảm thấp. Giá hàng hóa trên thế giới đang nằm trong xu hướng giảm cũng đã ảnh hưởng đến giá xuất khẩu các mặt hàng của DN trong nước. Một số mặt hàng có số lượng xuất khẩu tăng nhưng do giá sụt giảm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng.
Đã đến ranh giới ngưỡng khai thác
Nhiều mặt hàng chủ lực của nông nghiệp Việt Nam đứng hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, cá tra… đang có nguy cơ suy giảm dần. Do kinh tế toàn cầu khó khăn, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật sụt giảm, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu nông, thủy sản cả nước. Từ cuối năm 2012, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về tình trạng xuất khẩu khó khăn của nhóm hàng này, khi lượng xuất khẩu đã đến ranh giới ngưỡng khai thác, không còn khả năng tăng được nữa, còn nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu đang sụt giảm.
Gạo là một trong những mặt hàng chủ lực, ngoài giá giảm thì nhiều hợp đồng đã ký với khách hàng nước ngoài cũng bị hủy. Trong 4 tháng đã có 280.000 tấn hợp đồng xuất khẩu bị hủy. Còn thủy sản, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 3 tháng đầu năm, ngành thủy sản cả nước xuất khẩu ước đạt 1,26 tỉ USD, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, xuất khẩu thủy sản trong quý I/2013 bị giảm so với năm trước và giảm ở hầu hết các mặt hàng, thị trường chủ lực. Các rào cản kỹ thuật và thuế quan tại các thị trường nhập khẩu lớn ngày càng nhiều, như vấn đề ethoxyquin trong tôm xuất khẩu sang Nhật và Hàn Quốc. Cá tra đang chịu áp lực về áp thuế chống bán phá giá, tôm đứng trước nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp. Ngoài ra, do thiếu đơn đặt hàng, thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng ,nhiều DN trong ngành thủy sản ngừng hoạt động nên cũng thu hẹp sản xuất.
Nguồn: nld |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã