Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu tôm năm 2013: Nhiều khó khăn phía trước

Thứ bảy - 02/02/2013 09:19
Năm 2013 được dự báo là năm vô vàn khó khăn với xuất khẩu tôm. Không chỉ đối diện với những khó khăn về số lượng do diện tích bị thu hẹp nhiều, giá cả bấp bênh… con tôm còn gặp phải những lùng nhùng do của các vụ kiện thương mại từ phía Mỹ.

 
 
Nhiều rào cản con tôm xuất khẩu trong năm 2013
 
Một năm chông gai
 
Có thể khẳng định, năm 2012 là năm con tôm gặp nhiều chông gai nhất. Đầu tiên cần phải kể đến dịch bệnh hoành hành khiến sản lượng sụt giảm. Con số thống kê của Tổng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong năm 2012 dù số diện tích nuôi tôm đạt trên 657.500 ha (tăng 0,2% so với 2011) nhưng sản lượng lại giảm tới gần 4% so với năm 2011 khi chỉ đạt trên 476.400 tấn. Riêng con tôm sú, diện tích thả nuôi đạt trên 619.000 ha, sản lượng đạt trên 298.600 tấn, giảm 7,1% về diện tích và 6,5% về sản lượng so với năm 2011. Sở dĩ có sự suy giảm nói trên là bởi các loại dịch bệnh  đã khiến tôm chết hàng loạt. Tổng thiệt hại do dịch bệnh trên tôm trong năm 2012 lên đến hơn 7.600 tỷ đồng.
 
Không những dịch bệnh hoành hành, năm 2012 cũng là năm để lại nhiều ký ức buồn đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm. Một thời gian dài vì chịu lãi suất ngân hàng cao, và kể cả khi lãi suất đã hạ, DN cũng khó tiếp cận, dẫn đến sự thua lỗ, thậm chí là phá sản.
 
 Tại thị trường thế giới, con tôm Việt Nam cũng chứng kiến sự "quay lưng” của nhiều thị trường khiến giá trị xuất khẩu sụt giảm. Cụ thể, Mỹ giảm 15,6%, Canada 14%. ASEAN 22%, Thụy Sĩ gần 11%. Đặc biệt, EU là thị trường tiềm năng thì con số sụt giảm lại lớn nhất, lên đến 25%.
 
Một khó khăn nữa không thể không nhắc đến là vấn đề liên quan đến hóa chất Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản. Với việc đưa ra "vùng cấm” đối với con tôm của ta khi yêu cầu khi nhập vào nước này, dư lượng chất Ethoxyquin không quá 0,1ppm trong con tôm, đây thực sự là vấn đề nan giải đối với các DN xuất khẩu tôm. Theo các chuyên gia ngành thủy sản, yêu cầu này là quá khó cho người nuôi tôm và các DN xuất khẩu, bởi chỉ có tôm nuôi quảng canh (không cho ăn thức ăn công nghiệp) mới có thể đảm bảo không tồn tại chất Ethoxyquin trong tôm, nhưng nếu thực hiện theo cách đó, sản lượng thu hoạch sẽ khó có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các DN chế biến xuất khẩu.
 
Trong các nước mà con tôm Việt Nam hướng tới, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Song từ khi có rào cản Ethoxyquin, lượng tôm xuất sang nước này giảm đáng kể. Nước này giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam trong suốt nửa cuối năm 2012, khi 100% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Nhật Bản bắt đầu phải qua kiểm soát dư lượng Ethoxyquin. Cuối cùng, phải kể đến "tin sét đánh” đối với các DN xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ, khi mà một số Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ (COGSI)  đã khởi kiện con tôm Việt Nam vì những nghi vấn liên quan đến việc được nhận sự trợ giá từ Chính phủ Việt Nam. Và nếu vụ kiện này phía Mỹ thắng cuộc, con tôm cũng sẽ cùng chung số phận với chiếc móc áo thép của Việt Nam, đó là bị Mỹ áp trùng hai loại thuế: thuế chống phá giá và thuế chống trợ cấp.
Vượt khó!
Dù tương lai của con tôm chưa biết thế nào, nhưng theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong trường hợp xấu nhất, Bộ Thương mại Mỹ chấp nhận đơn của COGSI và Việt Nam không thuyết phục được, thì tôm Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 12%. Bởi vậy, mục tiêu đạt được kim ngạch xuất khẩu 2,4 tỷ USD đối với con tôm thực sự là bài toán khó.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, nếu có sự nỗ lực của cả Nhà nước lẫn DN cũng như người nuôi tôm, mục tiêu 2,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dù khó nhưng cũng có thể đạt được. Theo đó, những giải pháp hỗ trợ DN được đề ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, sẽ là cơ hội để các DN có cơ hội tiếp cận gần hơn với nguồn vốn từ ngân hàng, khi những áp lực về lãi suất không còn là gánh nặng trên vai các DN. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần có những động thái để giúp người  nuôi tôm phòng tránh được dịch bệnh. Khi dịch bệnh được đẩy lùi, cũng có nghĩa sản lượng sẽ tăng và giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho các DN chế biến và xuất khẩu. 
Riêng đối với thị trường Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch Vasep cho rằng, đứng trước vụ kiện tôm, một vụ kiện gây rất nhiều khó khăn cho DN, rất cần Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan cùng phối hợp giải quyết.
 
Duy Phương
Nguồn:daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại981,016
  • Tổng lượt truy cập91,044,409
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây