Ông Hoàng Văn Dũng (Hội chè Thái Nguyên) cho biết, giá chè tăng vào dịp Tết Nguyên đán là điều đã được biết trước từ nhiều năm nay. Trước hết, đó là việc tăng giá bình thường vào dịp cuối năm.
Nhìn từ góc độ sản xuất thì 3 tháng mùa đông là thời kỳ cây chè sinh trưởng, phát triển hạn chế nên sản lượng thấp hơn các vụ thu hoạch khác. Chính vì vậy, giá chè tất yếu sẽ được nâng lên.
Thời điểm đầu tháng 11 âm lịch, giá chè Thái Nguyên chỉ tăng nhẹ từ 10 đến 20 nghìn đồng/kg, phổ biến ở mức 250.000 - 400.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến đầu tháng 12 âm lịch, giá chè tăng nhanh với mức tăng cao hơn từ 40.000 - 60.000 đồng/kg.
Thời điểm từ 15 đến 25 tháng 12 âm lịch, giá chè tăng mạnh. Những sản phẩm chè cao cấp như chè tôm nõn và chè đinh có giá dao động từ 750 nghìn đồng đến 3 triệu đồng/kg. Một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đã thông báo bán hết hàng.
Anh Nguyễn Văn Thái (xóm Phú Nam 3, xã Phú Đô, huyện Phú Lương) cho biết, để có đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu của khách hàng dịp Tết Nguyên đán, ngay từ tháng 10/2020, bên cạnh việc tập trung thu hoạch diện tích chè của gia đình, anh còn thu mua thêm chè búp tươi của bà con trong xóm. Tuy nhiên, đến giữa tháng 12 âm lịch, anh đã tiêu thụ hết toàn bộ khối lượng chè búp khô của gia đình với trên 1,2 tấn.
Ông Đồng Văn Lợi (xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương) cho biết, năm nay, chè vừa được giá, vừa tiêu thụ tốt nên chúng tôi rất phấn khởi. Chè sao đến đâu là có thương lái đến thu mua hết đến đó. Từ đầu tháng đến 20 tháng Chạp, gia đình anh đã bán được 6 tạ chè búp khô, lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng.
Ông Tô Văn Khiêm (Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương) cho biết, năm nay, Hợp tác xã chủ yếu bán sản phẩm chè có đóng gói bao bì để phục vụ cho khách hàng sử dụng làm quà tặng, quà biếu dịp tết. Riêng nửa đầu tháng Chạp, HTX đã bán được khoảng 2 tấn chè búp khô có đóng bao bì với giá từ 500.000 đến hơn 1,2 triệu đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Hiền (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chè Hà Thái) cho biết, nỗ lực, kiên trì theo đuổi dòng sản phẩm chè làm quà tặng, quà biếu nhiều năm đã tạo cho Công ty hướng đi riêng biệt và được khẳng định cả trong nước cũng như quốc tế.
Với những hợp đồng cung ứng bền vững thì việc giá chè thị trường tăng cao cũng không mang lại cho doanh nghiệp nguồn lực đáng kể nhưng lại mang lại niềm vui, kỳ vọng rất lớn. Ở chỗ, người tiêu dùng đã và sẽ chấp nhận đầu tư để có được những sản phẩm với chất lượng ưng ý.
Bà Nguyễn Thị Ngà (Chủ tịch Hội chè Thái Nguyên) cho biết, ngoài nỗ lực chuyển đổi cơ cấu giống, phương thức sản xuất, người làm chè Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của việc nâng cao giá trị gia tăng, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu.
Ở hầu khắp các vùng chè xứ Thái hiện nay, người làm chè đều đã tạo ra cho riêng mình những sản phẩm chè đặc biệt với giá trị rất cao. Đơn cử như chè đinh có giá từ 1 - 5 triệu đồng/kg. Một số loại chè có công năng đặc biệt như chè tím với các nghiên cứu khẳng định ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư; matcha (Bột trà xanh), thức uống có lợi cho sức khỏe...
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì người làm chè cần tiếp tục thâm canh để có được năng suất cao vào vụ chè đông. Đồng thời, đầu tư để có được cơ sở bảo quản, tích trữ, qua đó, nâng cao thu nhập vào mỗi vụ chè tết.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã