Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt gần 11 tỷ USD.
Chỉ tính riêng trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,78 tỷ USD, tăng 3,0% so với tháng 02/2020.
Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 1,35 tỷ USD, tăng 19,8% so với tháng 2/2020; chăn nuôi ước đạt 26 triệu USD, tăng 26,9%; thủy sản ước đạt khoảng 400 triệu USD, giảm 21,4%; lâm sản chính đạt trên 1,17 tỷ USD, tăng 40,7%.
Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,17 tỷ USD4 , tăng 16,6% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu nông sản chính đạt khoảng 3,14 tỷ USD, tăng 19,0%; nhóm chăn nuôi đạt 52 triệu USD, tăng 13,8%; thủy sản đạt trên 1,0 tỷ USD, tăng 0,7% và nhóm lâm sản chính đạt trên 2,6 tỷ USD, tăng 50,1%.
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: cao su, chè, hạt điều, rau quả, các sản phẩm lâm sản.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu cao su đạt khoảng 516 triệu USD (tăng 9,9%); chè đạt 29 triệu USD (tăng 11,1%); hạt điều đạt 442 triệu USD (tăng 21,5%), rau quả khoảng 610 triệu USD (tăng 14,6%); quế đạt 32 triệu USD (tăng 18,1%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 2,44 tỷ USD (tăng 51,0%); mây, tre, cói thảm đạt 128 triệu USD (tăng 43,0%).
Điều đáng ghi nhận là, nông sản Việt Nam ngày càng chinh phục được nhiều thị trường, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 2021, Mỹ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,04 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 33,05% thị phần.
Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 1,88 triệu USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ và chiếm 30,53% thị phần.
Xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN đạt 606 triệu USD, tăng 25,2%, chiếm 9,82%; EU đạt 594 triệu USD, giảm 3,1%, chiếm 9,62%.
Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản đạt 573 triệu USD, tăng 15,5% và chiếm gần 9,28% thị phần; thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch khoảng 410 triệu USD, tăng 18,0% và chiếm 6,64% thị phần.
Để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.
Tổ chức triển khai kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Cuộc vân động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Tổ chức Hội thảo phổ biến các vấn đề liên quan về các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong các FTAs phù hợp với diễn biến dịch Covid phức tạp.
Triển khai các hoạt động tăng cường xuất khẩu thanh long, chanh leo từ Việt Nam tới các thị trường quốc tế.
Tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phối hợp với các đơn vị liên quan trong mạng lưới phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp SPS mới của Việt Nam đã thông báo với WTO.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã