Học tập đạo đức HCM

Ăn côn trùng “cứu” thế giới

Thứ tư - 23/08/2017 21:57
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), côn trùng có mặt trong chế độ ăn truyền thống của khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới. Nhiều nhà khoa học nhận định, việc ăn côn trùng có thể sớm trở thành xu hướng chính trong tương lai gần.

“3 trong 1”

Thế giới côn trùng vốn đông nhất trên hành tinh, mang đến nhiều điều thú vị cho cuộc sống, từ chữa bệnh, nghiên cứu đến công dụng thụ phấn cho hoa, sinh ra một số chất hữu ích như tơ tằm, mật ong... phục vụ nhu cầu của con người. Không chỉ có thế, các loài côn trùng còn được con người tận dụng và chế biến thành những món ăn đặc biệt, giàu dinh dưỡng.  

Báo cáo của FAO cho biết, dinh dưỡng của côn trùng ngang bằng, thậm chí còn hơn các loại thịt thường được tiêu thụ, như thịt bò. Ví dụ 100 g dế chứa khoảng 121 calo, 12,9 g protein, 5,5 g chất béo và 5,1 g carbohydrat. Trong khi 100 g thịt bò chứa nhiều protein hơn, khoảng 23,5 g nhưng cũng chứa nhiều chất béo hơn, khoảng 21,2 g. 

Theo The Guardian, một số loài nhộng có hàm lượng protein đến 78%, ít mỡ mà lại có nhiều vitamin và khoáng chất hơn thịt bò, thịt heo hay cá. Hay một số loài sâu có hàm lượng omega 3, 6 tương đương với dầu cá. Bên cạnh đó, côn trùng cũng có thể được nuôi số lượng lớn dễ dàng, nhanh “thu hoạch”, chi phí thấp, ít tốn đất và quá trình nuôi cũng thân thiện với môi trường hơn so với gia súc. 

Chuyên gia nghiên cứu côn trùng Marcel Dicke cho hay, phải tốn 10 kg thức ăn cho gia súc mới có được 1 kg thịt bò, trong khi đó lại có thể thu được 9 kg thịt châu chấu. Xét khía cạnh môi trường, mất 10 kg thức ăn để đổi lấy 1 kg thịt bò, 9 kg còn lại bị lãng phí và phần nhiều trong đó là phân. Nhưng nếu nuôi côn trùng, lượng phân sẽ ít phân hơn rất nhiều. Hơn nữa, mỗi kg phân côn trùng có ít acmoniac và ít khí nhà kính hơn so phân bò. 

ăn côn trừng cưu the gioiCôn trùng là thực phẩm bổ dưỡng vì hàm lượng protein cao Ảnh: Designit

  

 Bùng nổ 

Côn trùng đã trở thành món ăn truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, châu Phi, châu Á và một số khu vực đang phát triển ở Trung và Nam Mỹ. Nhật Bản có món sushi côn trùng được làm từ cơm kết hợp với rau củ. Vùng Sardinia, Italia nổi tiếng với món dòi pho mát Casu Marz (lên men pho mát và sữa cừu đến khi xuất hiện những con dòi màu trong suốt, có mùi thơm đặc trưng). Trung Quốc nổi tiếng với món trứng kiến; ấu trùng dòi ở New Zealand… 

 Tại Campuchia, côn trùng từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến và quen thuộc. Người Campuchia ăn đủ thứ côn trùng, từ những loại tương đối hiền như trứng kiến, kiến, sâu, nhộng tằm, dế, châu chấu… đến những loại đáng gờm hơn như bọ cánh cứng, bò cạp, rết… trong đó dế và nhện là những món ăn phổ biến nhất. Hay tại Thái Lan cũng đã xuất hiện 2 công ty chuyên sản xuất côn trùng đóng gói làm thức ăn vặt và đang đẩy tiếp thị. 

Ở những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số loại côn trùng như loài mối hoặc các loại ấu trùng, châu chấu, bọ cạp... được ưa chuộng hơn thịt chim. cá hoặc các loại thịt động vật làm thức ăn thông thường. Ở nhiều vùng châu Phi, sâu mopane (một loài ngài sống dựa vào cây mopane) lại là món ăn đặc biệt phổ biến… Tuy nhiên ở các nước phương Tây, có vẻ ít người chuộng món này. Nghiên cứu cho thấy 72% người Mỹ không sẵn sàng xem xét việc ăn côn trùng. Phần lớn người dân phương Tây xem việc ăn côn trùng là ghê tởm và là hành vi mọi rợ. 

  

 Thuyết phục ra sao?

Dù các nhà khoa học ra sức cố gắng thuyết phục rằng ăn côn trùng có nhiều chất dinh dưỡng, chống lại tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở các nước đang phát triển; các nhà nghiên cứu không ngừng tin tưởng vào tương lai của loài này; các nhà hàng hào hứng đưa côn trùng vào thực đơn… vẫn không thể phủ nhận, con đường để những “món lạ” này thực sự đến được với bàn ăn của mỗi gia đình vẫn còn lắm chông gai.   

Với sự biến đổi khí hậu sẽ làm giảm hơn 25% năng suất cây trồng, việc xác định những cách thức khác để đáp ứng nhu cầu thực phẩm là hết sức cấp thiết. FAO cho rằng, côn trùng là giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực sẽ xảy ra với dân số ngày càng tăng. Đây là một trong số những lựa chọn khả thi về thực phẩm bền vững. Việc sử dụng côn trùng vào các bữa ăn chắc chắn sẽ mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới và thú vị, nhưng dẫu sao đây vẫn sẽ là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong năm 2017 và tương lai. 

  

 

Phương Ngọc/nguoichannuoi.com


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại875,368
  • Tổng lượt truy cập90,938,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây