Ông Mai Kiên (67 tuổi, ngụ tại đường Tôn Đức Thắng, P.5, TP.Sóc Trăng) – người gắn bó với nghề gỗ trên 40 năm là chủ nhân của gốc cây không lồ này.
Ông Mai Kiên bên gốc cây nghệ thuật được trả giá 35 tỉ đồng
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng xác nhận gốc bàng đá này ít nhất 600 năm tuổi. Gốc bàng này rất lớn, đường kính ở phần gốc sát đất khoảng 14m, còn tính luôn bộ rễ chìa ra thì khoảng 25m.
Ông Kiên kể lại rằng vào năm 2014, ông có dịp đi ngang qua Đình Thần, ở ấp Phụng Tường 1, xã Song Phụng, huyện Long Phú thì thấy có hai gốc bàng đá rất lớn, được biết cây bàng này có từ mấy trăm năm trước nhưng 1 cây đã chết.
Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng từ việc thi công một công trình bên cạnh nên chính quyền địa phương đề nghị Ban quản lý Đình Thần cho đốn bỏ cây bàng này, tránh nguy hiểm cho người dân. Do cây quá lớn nên Ban quản lý Đình Thần thuê người dân địa phương đốn nhưng khi tới nhìn thân cây quá “khủng”, không ai dám đốn hạ.
Một số nhóm người từ nơi khác đến nhận lời đốn cây, nhưng công việc chưa hoàn thành thì họ đã bỏ đi vì lí do tâm linh. Sau đó cây héo dần và chết đi, nhiều phần trở nên mục rỗng.
Như một cái duyên, ông Kiên quyết định mua lại gốc cây khủng với giá 35 triệu đồng, tính cả công đào xới và vận chuyển lến đến 700 triệu đồng. Ông cho biết: “Trước lúc đào, tôi cũng có “tâm sự” với cụ bàng rằng cụ đã chết, nay chỉ còn thân xác thôi, nếu để giữa mưa nắng thì hư hết, xin cụ cho tôi được đưa thân cụ về nhà mình bảo quản, chăm sóc chu đáo, lâu dài. Mong cụ phù hộ cho mọi điều suôn sẻ. Sau đó, tôi cho người và phương tiện tiến hành đào toàn bộ thân, rễ bàng về đến nhà an toàn, không xảy ra bất kỳ một sự cố nào, dù là nhỏ nhất”.
Sau khi đưa được thân bàng này về nhà, ông Kiên cho người gia công để tạo thành một gốc cây với nhiều hình thù rất đẹp, rất lạ mắt khiến nhiều người thích thú và tìm đến để xem. Để bảo quản gốc bàng, ông thuê làm một căn nhà rộng hàng trăm mét vuông với kinh phí khoảng 1 tỉ đổng để làm nơi trưng bày.
Có người đến xem và hỏi mua gôc cây với giá trên 2 tỉ đồng nhưng ông không bán mà chỉ để lưu lại làm kỷ niệm về một gốc cây có một không hai ở địa phương. Gần đây, có người trả 35 tỉ cho gốc cây này, nhưng ông vẫn không bán với lí do: “Tôi muốn giữ cây bàng này lại như là vật kỷ niệm về một cây cổ thụ của Sóc Trăng quê mình cho mọi người chiêm ngưỡng thôi. Hiện nay tôi đang hoàn thiện dần các chi tiết, dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành và mở cửa cho mọi người tham quan”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã