Bộ tộc Drokpa hiện có dân số khoảng 2500 người, sống tại 3 ngôi làng nhỏ Dhahnu, Darchik và Garkun ở Ladakh. Đây là vùng nằm giữa Jammua và Kashmi, nơi vẫn tồn tại tranh chấp biên giới giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Các nhà sử gia cho rằng, những thế hệ người Drokpa đầu tiên là một nhóm của quân đội Alexander. Sau cuộc chiến tranh Porus vào năm 326 trước công nguyên, họ lạc mất phương hướng để trở về Hy Lạp. Họ tới Dhahnu rồi định cư tại đó vì đây cũng là thung lũng màu mỡ nhất vùng Ladakh.
Người Drokpa thừa nhận Phật giáo, nhưng nhiều phong tục của họ rất giống với Ấn Độ giáo. Giống như người Hindu, họ thờ phụng các vị thần, thích âm nhạc, khiêu vũ, uống rượu lúa mạch, đồ trang sức và hoa. Trang phục người Dhahnu được trang trí cầu kỳ tinh tế, được thể hiện rõ qua các mùa lễ hội trong năm, đặc biệt là ngày lễ Bonano diễn ra cuối hè. Trong ngày này, tất cả mọi người trong bộ tộc cùng nhau nhảy múa hát ca và uống rượu để chào mừng ngày lễ trọng đại nhất của năm.
Từ nhiều đời nay, người Drokpa vẫn lưu truyền thống ôm hôn nhau thoải mái giữa đám đông. Và đặc biệt, người chồng có quyền “trao đổi” vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, kể từ khi bị chính quyền nghiêm cấm, phong tục này bị hạn chế hơn. Người Drokpa chỉ lưu truyền văn hóa “trao đổi vợ” trong cộng đồng khi công có người ngoài. Ngoài ra, để duy trì dòng máu thuần chủng, họ chỉ kết hôn với người trong bộ tộc.
Người Drokpa nổi tiếng với ngoại hình nổi bật. Khác hoàn toàn với những tộc người khác sống ở Ladakh, đàn ông và phụ nữ đều có gương mặt ưa nhìn, sống mũi cao, đôi mắt to, với hàng lông mày rậm.
Sống tại vùng thung lũng có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, người Drokpa sống dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, họ cũng có một số nguồn thu nhập khác như buôn bán nho, quả óc chó, nhiều loại rau xanh…
Hoàng Hà
Theo theguardian/timesofindia
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã