Học tập đạo đức HCM

Cận cảnh loài rắn có sừng kỳ bí của Việt Nam

Thứ bảy - 16/06/2012 21:33
Tại một số địa phương ở Việt Nam, từ nhiều thế hệ đã lưu truyền câu chuyện nhuốm màu kỳ bí về một loài rắn có mào. Loài rắn này không bao giờ cắn người nhưng ai cũng khiếp sợ vì chúng được cho là rắn thần, thường canh giữ các đền miếu…

Theo các nhà khoa học, rất có thể hình tượng của loài rắn mào này đã được truyền cảm hứng từ một loài rắn có hình thù hết sức kỳ dị ở Việt Nam. Đó chính là loài rắn voi, có tên khoa học là Rhynchophis boulengeri.

Loài rắn này sẽ không khác nhiều so với các loài rắn khác, nếu như trên mũi chúng không có những chiếc vảy kéo dài ra như một chiếc sừng nhọn hoắt, trông đầy vẻ đáng sợ. Phải chăng, từ chiếc “sừng” đó mà câu chuyện về loài rắn thần có mào đã ra đời?  

Trên thực tế thì đây là loài rắn rất hiền và gần như vô hại đối với con người. Cùng với hình thù “không giống ai” của mình, trong những năm gần đây, rắn voi đã được nhân giống và trở thành một loài thú cưng được nhiều người nước ngoài ưa thích.

Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về loài “rắn mọc sừng” này:

 

Rắn voi sống tại một số khu rừng trên núi cao tại Việt Nam như Tam Đảo, Yên Bái. Người ta cũng phát hiện ra chúng ở một số khu vực phía Nam Trung Quốc.

Rất dễ nhận ra loài rắn này qua chiếc sừng nhọn hoắt, trông đầy vẻ đáng sợ ở đầu mũi.

Khác với sừng của nhiều loài vật khác, chiếc sừng của rắn voi được tạo nên từ những chiếc vảy kéo dài.

Những chú rắn voi có "sừng" ngay từ lúc nở ra khỏi vỏ.

Trông đầy vẻ nguy hiểm, nhưng rắn voi là một loại rắn không có nọc độc, tính tình khá hiền lành.

Chúng hầu như vô hại với con người.

Chúng đã được nhân giống và bán ở nước ngoài như một thú cưng độc đáo cho các dân chơi bò sát.

Nhưng ở Việt Nam, rắn voi còn liên quan tới một câu chuyện nhuốm màu kỳ bí.

Đó là câu chuyện đã lưu truyền từ nhiều thế hệ về một loài rắn có mào.

Loài rắn đó không bao giờ cắn người nhưng ai cũng khiếp sợ vì chúng được cho là rắn thần, thường canh giữ các đền miếu…

Theo DVO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm231
  • Hôm nay77,341
  • Tháng hiện tại782,454
  • Tổng lượt truy cập90,845,847
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây