"Lá thịt bò” còn có tên phổ biến khác là lá xuân. Qua quan sát, lá xuân già có màu xanh, lá non và phần đọt có màu tím đỏ, thân cứng. Lá nhỏ cỡ bằng ngón tay út, lá to bằng ngón chân cái và phủ đầy gai nhọn. Chiều cao của cây xuân từ 1,5-4m.
Lá xuân hái về để dùng, bán là lá non và phần đọt. Do có vị chua và mùi thơm của thịt bò nên ngoài ăn sống, người dân miền núi còn dùng lá xuân khi nấu thịt trâu; còn người dân đồng bằng thường dùng trong nấu canh chua.
Cận cảnh "lá thịt bò”.
Không chỉ được sử dụng trong chế biến để tăng thêm hương vị cho món ăn, với nhiều người dân vùng quê Quảng Ngãi thì "lá thịt bò” còn gợi nhớ về một thời quá khứ - khi cuộc sống còn quá khó khăn. Ông Lê Văn Thuần (65 tuổi, ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành) nhớ lại: Thời còn khó khăn, thương con thơ luôn miệng đòi mẹ mua thịt bò, mỗi khi nấu canh chua người ta thường hay tìm hái một ít lá xuân đem bỏ vào nồi, rồi dối với con rằng đó là canh thịt bò.
"Lá thịt bò" thường mọc ở bụi rậm ven chân đồi, gò...
Tranh thủ lúc lên nương, người dân miền núi huyện Ba Tơ thường tìm hái lá xuân về bán.
Là loại mọc quanh năm ở bụi rậm ven gò, đồi, chân núi nên mỗi khi đi lao động sản xuất hay chăn thả trâu bò ở những khu vực này, người dân thường hay tranh thủ tìm kiếm để hái về bán.
Theo Công Xuân/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố