Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền đi thăm các gian hành trưng bày sản phẩm OCOP. Ảnh: Thiện Tâm. |
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, Chương trình OCOP thành phố Hà Nội với mục tiêu đến hết năm 2020 tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm, đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 630 sản phẩm OCOP, trong đó có có 14 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 2,2%); 421 sản phẩm 4 sao (chiếm 66,8%); 195 sản phẩm 3 sao (chiếm 31%) của 50 Doanh nghiệp, 57 HTX và 52 Hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết được trên 3.000 lao động khu vực nông thôn.
Hiện nay, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện và Tổ tư vấn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ đánh giá phân hạng khoảng trên 370 sản phẩm hoàn thành trong tháng 12/2020. Phấn đấu đến hết năm 2020, thành phố Hà Nội có trên 1.000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng.
Trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sẽ chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; lồng ghép, tổ chức hội chợ OCOP và diễn đàn kết nối giao thương cấp Thành phố; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế nhằm quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN&PTNT về chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, UBND thành phố Hà Nội đã sớm ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố đến năm 2020. Thông qua các sự kiện đã được tổ chức, hàng nghìn sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền được trưng bày, quảng bá giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô và nhân dân cả nước. Đồng thời hàng trăm Hợp đồng, Biên bản ghi nhớ hợp tác giao thương, tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền địa phương; bám sát và triển khai kịp thời các của Trung ương, Bộ NN&PTNT, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân; tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP Thành phố.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội và cả nước vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bản sản phẩm OCOP... để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc đón nhận.
Riêng Sở NN&PTNT cần phối hợp Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND Thành phố các chính sách mới nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản phẩm, Chương trình OCOP Thành phố; lồng ghép triển khai trong các Chương trình khuyến nông, khuyến công.
Nhân dịp này, tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã trao Giấy chứng nhận cho các chủ thể OCOP và tặng Bằng khen của UBND TP. Hà Nội cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Theo Thiện Tâm/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã