Học tập đạo đức HCM

Agribank Đồng Nai: Một điển hình trong phong trào XDNTM

Thứ sáu - 06/04/2018 21:29
Trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) Agribank Đồng Nai được Tỉnh ủy và UBND tỉnh đánh giá cao và luôn đứng đầu trong các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong đầu tư nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bắt đầu triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2010 với 700 tỷ đồng đầu tư cho 33 xã điểm xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 124/133 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dư nợ Agribank Đồng Nai đầu tư cho các xã nông thôn mới đạt 9.400 tỷ đồng (chiếm 65% tổng dư nợ), tăng gấp 24 lần so năm 2010. 
 
“Bệ đỡ” hiệu quả cho nông dân phát triển kinh tế
 
Không chỉ là người đỡ đầu cho các doanh nghiệp hoạt động, Agribank Đồng Nai còn tiên phong trong hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Nhờ nguồn vốn của Agribank nhiều nông dân triệu phú, tỷ phú đã xuất hiện, như anh Võ Công Danh ở ấp Núi Trung, xã Suối Tre, thị xã Long Khánh, với sự trợ giúp của ngân hàng, gia đình anh đã mạnh dạn vay 15 tỷ đồng để đầu tư trồng hoa, cây giống cung ứng ra thị trường toàn quốc. Luôn tay để sắp hoa, bó cây, anh Danh cười hồ hởi: Không có Ngân hàng Nông nghiệp chúng tôi đâu dám “làm lớn” như vậy! Đó cũng là lý do mà gần 20 năm nay anh Võ Công Danh gắn bó, thủy chung cùng Agribank.
 
 
Nguồn vốn Agribank giúp anh Võ Công Danh trở thành triệu phú trồng hoa và cây giống có tiếng ở thị xã Long Khánh.
 
 
Cũng nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank, ông Nguyễn Văn Huy (ấp Thọ An, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh) đã trở thành một trong những chủ trang trại bưởi lớn nhất tại thị xã Long Khánh hiện nay. Với hơn 8 tỷ đồng mà Agribank hỗ trợ vay vốn, ông Huy đã “biến” cả vùng đồi đất thành trang trại bưởi da xanh, bơ với doanh thu cả chục tỷ đồng mỗi năm. Được tận mắt ngắm nhìn màu xanh ngút mắt của hàng nghìn cây bưởi và cây bơ lúc lỉu, trĩu quả trên cành hứa hẹn một vụ mùa thu hoạch bội thu mới càng thấy trân trọng những đồng vốn Agribank đã “nở hoa” trên đất.
 
 
 Từ bệ đỡ Agribank, lão nông Nguyễn Văn Huy đã “biến” cả vùng đồi đất thành trang trại bưởi da xanh và bơ với doanh thu hàng tỷ mỗi năm.
 
 
Năm 2015, huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh của tỉnh Đồng Nai được Chính phủ công nhận là hai huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn huyện nông thôn mới, trong đó ghi nhận Agribank Đồng Nai có đóng góp rất lớn vào thành tựu của tỉnh nhà. Sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nếu năm 2010 là năm đầu tiên bắt đầu thực hiện chương trình, doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank Đồng Nai là 900 tỷ đồng, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm 65% tổng dư nợ với giá trị 4.500 tỷ đồng thì đến năm 2015 doanh số cho vay đạt 13.000 tỷ đồng, dư nợ nông nghiệp nông thôn đạt hơn 9.000 tỷ đồng (chiếm 89% tổng dư nợ), Agribank Đồng Nai được ghi nhận có đóng góp rất lớn trong thành tích trên.
 
Đến cuối năm 2017, doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank Đồng Nai đã đạt 16.000 tỷ đồng, so 2010, bình quân mỗi năm doanh số giải ngân tăng hơn 2.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 13.500 tỷ đồng (chiếm 92% tổng dư nợ), Agribank Đồng Nai tiếp tục là ngân hàng có dư nợ đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn lớn nhất trên địa bàn tỉnh.
 
 
Agribank đồng hành với chính quyền địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, mang đến diện mạo ngày càng khởi sắc trên nông thôn Đồng Nai
 
Đóng chân trên địa bàn thị xã Long Khánh, Agribank chi nhánh Thị xã Long Khánh trực thuộc Agribank Đồng Nai là ngân hàng chủ lực trong cung cấp nguồn vốn đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn. Trong những năm qua, Agribank Thị xã Long Khánh là đơn vị đã đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư cho vay các chương trình mục tiêu của Chính phủ. Chính vì vậy, năm 2014, Thị xã Long Khánh là đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
 
Đến cuối năm 2017, Thị xã đã xây dựng và phát triển được thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Cùng đồng hành với chính quyền địa phương trong việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Agribank Thị xã Long Khánh cũng là đơn vị 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh được giao, qua đó đã thể hiện được vai trò chủ lực của tổ chức tín dụng trong việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước đồng thời góp phần cùng với địa phương giữ vững đơn vị nông thôn mới và thoát nghèo bền vững, hướng tới mục tiêu sớm được công nhận là Thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai trước năm 2019 theo đúng định hướng của Đảng bộ Thị ủy Long Khánh.
 
Cùng với thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai là huyện miền núi đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của cả nước. Đẩy mạnh cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn tín dụng cho vay của Agribank huyện Xuân Lộc đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH địa phương, tập trung ưu tiên cho vay phục vụ phát triển NNNT với tỷ trọng dư nợ cho vay NNNT tính đến 31/12/2017 là 1.286.897 triệu đồng đạt 100% trên tổng dư nợ cho vay, góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân. 
 
Ông Lê Quốc Việt - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc cho biết, thời gian qua, Hội rất quan tâm đến các loại dịch vụ hỗ trợ cho nông dân trên địa bàn. Hiện Hội có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ hỗ trợ về khoa học công nghệ, tư vấn đào tạo nghề... nhưng trong đó quan trọng nhất là dịch vụ hỗ trợ vốn. Do đó, Hội đã ký kết liên tịch với Agribank chi nhánh huyện Xuân Lộc và làm cầu nối để bà con tiếp cận ngân hàng vay vốn được thuận lợi hơn. Đặc biệt, đối với những hộ dân có đất nhưng chưa có sổ đỏ thì Hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập Tổ vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vay được vốn. Hiện cả huyện có trên 30.000 lượt hộ vay vốn từ ngân hàng để làm ăn.
 
 
Ông Lê Quốc Việt - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc - khẳng định tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bà con trên địa bàn khi tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng từ Agribank
 
Trong những năm qua, đầu tư tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Xuân Lộc luôn đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Ông Nguyễn Bá Thành - Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Xuân Lộc chia sẻ, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được chi nhánh tập trung ưu tiên, đảm bảo không thiếu vốn cho khách hàng vay. Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2017 của chi nhánh là 1.286.897 triệu đồng và trở thành một trong những huyện có số dư nợ lớn nhất của Agribank tỉnh Đồng Nai.
 
Đồng hành thủy chung cùng nông dân
 
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, uy tín và thương hiệu của Agribank Đồng Nai đã được khẳng định và gắn bó với tất cả các đối tượng khách hàng, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống mạng lưới Agribank Đồng Nai từ lâu đã mở rộng khắp các huyện, xã trên địa bàn tỉnh, các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Từ đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ở mọi vùng miền giao dịch với ngân hàng. Agribank Đồng Nai thường xuyên phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể cho vay vốn thông qua tổ nhóm để chuyển vốn đến bà con nông dân kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
 
Đánh giá về những đóng góp của Agribank Đồng Nai trong việc phối hợp với các tổ chức hội trên địa bàn trong việc cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, bà Hoàng Thị Bích Hằng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai đã thường xuyên phối hợp Hội nông dân rà soát lại các chương trình cho vay nông nghiệp, nông thôn, ký kết chương trình phối hợp với ngân hàng để tăng cường đầu tư cho nông dân, các hội viên trên địa bàn.
 
Hội cũng đã triển khai trương trình phối hợp, kiểm tra các huyện để đưa vốn xuống nông nghiệp, nông thôn. Với lợi thế Hội nằm tại các xã, các chi tổ hội, có nhiều tổ tiết kiệm vay vốn, nên việc lựa chọn hội viên, thẩm định hồ sơ vay vốn đều rất thuận lợi. Nợ khó đòi, nợ quá hạn đều được hội đôn đốc, thu hồi nhanh chóng. Thời gian qua, các hội viên đã được vay 176 tỷ đồng/336 tổ với 3941 hộ vay vốn. Chất lượng tín dụng cũng cao hơn, nợ quá hạn là 130 triệu”.
 
 
 Agribank Đồng Nai tập trung tối đa nguồn lực cho các địa phương trong tỉnh nhằm góp phần chung sức cùng cả nước xây dựng Nông thôn mới.
 
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc Agribank chi nhánh Đồng Nai nhấn mạnh, xác định năm 2017 là năm bản lề cho hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập Agribank Việt Nam. Chính vì thế, ngân hàng triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam giao phó. Huy động vốn 24.990 tỷ, tăng trưởng tín dụng trên 18%, dư nợ đạt 14.200 tỷ tăng trên 2.000 tỷ.
 
Cùng với đó, phát triển dịch vụ đứng thứ 3 toàn quốc với trên 73 tỷ đồng. “Chúng tôi luôn xác định “mặt trận” chính của chúng tôi là nông nghiệp, nông thôn, chính vì thế mà đầu tư cho lĩnh vực này luôn chiếm thị phần trên 90%, cùng với đó, chúng tôi không ngừng tìm kiếm và mở rộng khách hàng thuộc khối các doanh nghiệp nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên để mở rộng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và không ngừng khẳng định vị thế của mình”, ông Trinh chia sẻ. 
 
Khẳng định cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của Chi nhánh, vì vậy, trong công cuộc xây dựng NTM của tỉnh nhà, Agribank Đồng Nai luôn đồng hành, quan tâm và tập trung tối đa nguồn lực cho các địa phương trong tỉnh nhằm góp phần chung sức cùng cả nước xây dựng thành công chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
 
 Bảo Linh/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay32,408
  • Tháng hiện tại899,919
  • Tổng lượt truy cập90,963,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây