Đó là chia sẻ của ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam tại Diễn đàn “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao (CNC)” do Báo Kinh tế nông thôn phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 15-9 tại Hà Nội.
Diễn đàn được tổ chức nhằm thu thập ý kiến của các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực phụ trợ cho ngành nông nghiệp về những vướng mắc gặp phải trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và những đề xuất để tháo gỡ những khó khăn đó. Đồng thời, đây cũng là nơi để các cá nhân, doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao trao đổi kinh nghiệm trong nâng cao vị thế của doanh nghiệp và của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính đến hết năm 2015, cả nước có 34 khu nông nghiệp ứng dụng CNC đã và đang được quy hoạch xây dựng tại 19 tỉnh thuộc bảy vùng kinh tế. Ngoài ra, một số địa phương cũng đang phát triển các khu/cụm nông nghiệp CNC mà chưa kịp đăng ký hoặc công bố chính thức.
Mặc dù vậy, việc phát triển nông nghiệp CNC thời gian qua còn nhiều tồn tại, khó đạt được mục tiêu của Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020. Cụ thể: mỗi tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phải có từ 7-10 DN, 5-7 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; mỗi vùng sinh thái có từ 1-3 khu nông nghiệp ứng dụng CNC; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt từ 30-35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Diễn đàn “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao” ngày 15-9.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do chính quyền địa phương chưa vào cuộc vì vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu nông nghiệp ứng dụng CNC rất lớn, giải phóng mặt bằng khó. Doanh nghiệp chưa mặn mà do nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư nông nghiệp CNC…
Theo ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương Hội làm vườn Việt Nam, phát triển nông nghiệp cao là xu hướng tất yếu. "Khi đi nước ngoài được tham quan nhiều mô hình sản xuất hiện đại, tôi từng mong nông dân Việt Nam cũng làm được điều này. Giờ đã có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao xuất hiện, nhưng chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều bất cập, cần giải pháp tháo gỡ đồng bộ”, Chủ tịch Trung ương Hội làm vườn Việt Nam, chia sẻ.
Đề xuất giải pháp tại diễn đàn, TS, Nguyễn Anh Phong - Giám đốc Trung tâm Thông tin nông nghiệp và phát triển, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn kiến nghị, cần có những giải pháp hỗ trợ về khoa học và tín dụng để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, cần xây dựng thí điểm cơ chế nghiên cứu khoa học do doanh nghiệp đặt hàng, cùng đầu tư, nghiệm thu, sử dụng và thương mại hóa kết quả; điều chỉnh các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trung gian thương mại hóa sáng chế; thí điểm phát triển một số loại hình chợ công nghệ cho riêng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ ưu tiên, công nghệ mũi nhọn.
Nằm trong Chương trình Diễn đàn “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao”, ngày 14-9, Ban Tổ chức tổ chức buổi tham quan học hỏi nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao tại nông trường VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Tại đây, đoàn đã tham quan khu tổ hợp sản xuất trọng điểm của VinEco với diện tích 48ha nằm trong Nông trường Tam Đảo với ba khu chính gồm: nhà kính giá thể trồng rau ăn lá, nhà kính sản xuất rau mầm Micro Green, nhà kính thủy canh, tất cả đều là công nghệ của Israel.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã