Ngày 14-9, phát biểu chỉ đạo tại hội thảo thứ 2 về ứng dụng khoa học công nghệ để TPHCM trở thành trung tâm giống cây trồng khu vực, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh vai trò quan trọng của giống đối với đất nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, hàng năm xuất khẩu trên dưới 30 tỷ USD nông sản như Việt Nam.
TPHCM đã chuyển dịch sản xuất theo nền nông nghiệp đô thị, nhưng giá trị cao nhất chính là sản xuất giống. Nằm giữa vựa cá, lúa, rau quả khu vực phía Nam, TPHCM là trung tâm giống sẽ góp phần phát triển cho cả vùng cũng như an ninh về nông nghiệp.
TPHCM đánh giá lại chương trình phát triển giống cây con chất lượng cao không phải để so sánh năng suất và chất lượng, mà là xác định chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần giống các loại trong khu vực. Để tạo điều kiện sản xuất giống, cần xem xét mối quan hệ giữa nhà khoa học với nông dân, doanh nghiệp (DN), Nhà nước và nhà đầu tư tài chính; phải tìm ra điểm nghẽn để khơi thông.
Theo Cục Trồng trọt, thách thức lớn nhất của ngành trồng trọt là nghiên cứu và sản xuất giống rau, hoa F1; hiện nay hầu hết đều phải nhập khẩu. Năm 2016, chỉ riêng giống rau hoa các loại đã phải nhập khẩu 550 triệu USD.
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam cho rằng, vai trò hợp tác công - tư (PPP) rất quan trọng trong công nghiệp giống. Về lý thuyết, TPHCM hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất giống khu vực phía Nam và cả nước.
Bài học từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy, muốn trở thành trung tâm giống phải có DN sản xuất giống, trong đó, vai trò của Nhà nước và các viện trường nghiên cứu phải đi trước để tạo điều kiện và hỗ trợ bằng chính sách cũng như đảm bảo về sở hữu trí tuệ cho DN.
Vì vậy, việc hợp tác công - tư (PPP) trong sản xuất giống là giải pháp mà TPHCM tính đến. TP cần định hướng và đầu tư thỏa đáng cho khâu nghiên cứu và phát triển (R&D); kết nối giữa nhà khoa học và nông dân để sản xuất, còn DN lo phần thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chi hội trưởng Chi hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam bộ, hiện nay thành viên của chi hội có hơn 200 DN nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống có trụ sở ở TPHCM, nhưng hầu hết phải thuê đất ở các tỉnh xung quanh để sản xuất. Các DN kiến nghị, TP tạo điều kiện để được thuê đất sản xuất giống lâu dài, từ 25 - 50 năm.
Ông Phạm Mạnh Báu, Chủ tịch Hiệp hội Giống thương mại Việt Nam, cho rằng, TPHCM là trụ cột quan trọng nhất để phát triển ngành giống khi hội tụ các điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất giống và phân phối không chỉ cho khu vực mà cả nước. Vì vậy, TP cần tạo điều kiện để nghiên cứu cũng như hợp tác phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước sớm có Luật về Giống cây trồng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
TPHCM đã chuyển dịch sản xuất theo nền nông nghiệp đô thị, nhưng giá trị cao nhất chính là sản xuất giống. Nằm giữa vựa cá, lúa, rau quả khu vực phía Nam, TPHCM là trung tâm giống sẽ góp phần phát triển cho cả vùng cũng như an ninh về nông nghiệp.
TPHCM đánh giá lại chương trình phát triển giống cây con chất lượng cao không phải để so sánh năng suất và chất lượng, mà là xác định chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần giống các loại trong khu vực. Để tạo điều kiện sản xuất giống, cần xem xét mối quan hệ giữa nhà khoa học với nông dân, doanh nghiệp (DN), Nhà nước và nhà đầu tư tài chính; phải tìm ra điểm nghẽn để khơi thông.
Theo Cục Trồng trọt, thách thức lớn nhất của ngành trồng trọt là nghiên cứu và sản xuất giống rau, hoa F1; hiện nay hầu hết đều phải nhập khẩu. Năm 2016, chỉ riêng giống rau hoa các loại đã phải nhập khẩu 550 triệu USD.
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam cho rằng, vai trò hợp tác công - tư (PPP) rất quan trọng trong công nghiệp giống. Về lý thuyết, TPHCM hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất giống khu vực phía Nam và cả nước.
Bài học từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy, muốn trở thành trung tâm giống phải có DN sản xuất giống, trong đó, vai trò của Nhà nước và các viện trường nghiên cứu phải đi trước để tạo điều kiện và hỗ trợ bằng chính sách cũng như đảm bảo về sở hữu trí tuệ cho DN.
Vì vậy, việc hợp tác công - tư (PPP) trong sản xuất giống là giải pháp mà TPHCM tính đến. TP cần định hướng và đầu tư thỏa đáng cho khâu nghiên cứu và phát triển (R&D); kết nối giữa nhà khoa học và nông dân để sản xuất, còn DN lo phần thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chi hội trưởng Chi hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam bộ, hiện nay thành viên của chi hội có hơn 200 DN nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống có trụ sở ở TPHCM, nhưng hầu hết phải thuê đất ở các tỉnh xung quanh để sản xuất. Các DN kiến nghị, TP tạo điều kiện để được thuê đất sản xuất giống lâu dài, từ 25 - 50 năm.
Ông Phạm Mạnh Báu, Chủ tịch Hiệp hội Giống thương mại Việt Nam, cho rằng, TPHCM là trụ cột quan trọng nhất để phát triển ngành giống khi hội tụ các điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất giống và phân phối không chỉ cho khu vực mà cả nước. Vì vậy, TP cần tạo điều kiện để nghiên cứu cũng như hợp tác phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước sớm có Luật về Giống cây trồng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo: Công Phiên - Cao Thắng/sggp.org.vn