Học tập đạo đức HCM

Bí quyết xây dựng NTM của Mỹ Thịnh: Thành lập tổ dịch vụ nông nghiệp

Thứ ba - 13/08/2013 04:10
Dồn điền đổi thửa (DĐĐT), thành lập tổ dịch vụ, đẩy mạnh dạy nghề tạo việc làm tại chỗ cho người dân..., đó là cách xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Mỹ Thịnh (Mỹ Lộc, Nam Định).
Không nằm trong nhóm xã điểm nên trong quá trình xây dựng NTM, xã Mỹ Thịnh chủ yếu dựa vào nội lực. Khi bắt tay vào thực hiện chương trình năm 2010, xã đã chọn điểm nhấn là thay đổi hình thức sản xuất, cơ cấu lao động, trong đó lấy thôn Liêm Trại làm điểm.


Tổ dịch vụ cày bừa của Trưởng thôn Phạm Văn Tuấn đang hoạt động rất hiệu quả.

Chia sẻ về cách làm này, ông Nguyễn Thành Khang - Chủ tịch UBND xã Mỹ Thịnh cho hay: “Là xã thuần nông nên để cải thiện đời sống cho người dân, trước tiên là phải hoàn thành DĐĐT, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang học nghề để cải thiện thu nhập. Thôn Liêm Trại đã áp dụng rất thành công mô hình này”.

Ông Phạm Văn Tuấn – Trưởng thôn Liêm Trại cho biết, năm 2009, thấy chuột phá lúa nhiều nên ông đã xin nhận đánh chuột cho bà con với cam kết. Từ sự thành công của dịch vụ diệt chuột, ông Tuấn nảy ra ý tưởng mua máy cày, bừa về làm dịch vụ cho nông dân. Tuy nhiên, do đồng ruộng manh mún nên việc đưa máy móc vào rất khó khăn, ông Tuấn đã họp dân để bàn phương án DĐĐT. Cũng có hộ đồng ý, có hộ phản đối vì sợ lấy phải ruộng xấu. “Đối với các hộ đồng ý DĐĐT, tôi cho họ chọn ruộng trước, mình lấy sau. Phần ruộng DĐĐT của chúng tôi canh tác thuận lợi, năng suất cao nên khi xã triển khai DĐĐT đồng loạt, các hộ còn lại đã vui vẻ dồn ô. Có ruộng rộng, bằng phẳng, tôi đã vận động 6 hộ chung vốn mua 7 máy cày bừa, trong đó có 2 máy cấy để thành lập tổ dịch vụ cày cấy cho bà con” – ông Tuấn cho biết.

Theo ông Tuấn, bây giờ các hộ chỉ phải đóng 200.000 đồng/sào/vụ và 5.000 đồng/sào diệt chuột, tổ dịch vụ sẽ có trách nhiệm làm đất, mua giống, ủ mạ rồi gieo sạ hoặc cấy, đến khi cây lúa lên 3 lá mới bàn giao cho các hộ chăm sóc. “Với cách này, người dân tiết kiệm được 30% chi phí, 50% lao động, năng suất tăng 20%. Số lao động dôi dư đã được xã hỗ trợ học nghề tại một số xưởng may, sau khi học nghề, hầu hết lao động đã có việc làm, đời sống ngày càng được nâng cao. Hiện, thôn chỉ còn 4 hộ nghèo, giảm 14 hộ so với 2012”. 
"Mấy năm nay nhờ có tổ dịch vụ cày bừa nên việc đồng áng của tôi đỡ hơn rất nhiều. Thời gian rỗi, tôi đi làm may, mỗi tháng bỏ ra được hơn 2 triệu đồng”.
Chị Nguyễn Thị Lan

Chị Nguyễn Thị Lan phấn khởi cho biết: “Nhà tôi có 6 sào ruộng, mấy năm nay nhờ có tổ dịch vụ cày bừa nên việc đồng áng đỡ hơn rất nhiều. Thời gian rỗi, tôi đi làm may, mỗi tháng bỏ ra được hơn 2 triệu đồng, đời sống gia đình khá hơn hẳn”. Ông Nguyễn Thành Khang cho biết, mặc dù mô hình của thôn Liêm Trại rất thành công, nhưng việc nhân rộng tổ dịch vụ ra cả xã không dễ do không có người đủ năng lực đứng đầu. “Hiện, Mỹ Thịnh mới đạt 8/19 tiêu chí và 2 tiêu chí gần đạt. Mặc dù Chính phủ đã sửa lại 5 tiêu chí, song với một xã nông nghiệp còn nhiều khó khăn, kinh phí eo hẹp như Mỹ Thịnh, chúng tôi sẽ phải mất thời gian dài để thực hiện các tiêu chí như thu nhập, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa…” – ông Khang chia sẻ. 
Việt Tùng
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay59,299
  • Tháng hiện tại1,155,228
  • Tổng lượt truy cập100,211,422
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây