Học tập đạo đức HCM

Biến đầm hoang thành đầm sen, thu tiền tỉ

Thứ hai - 26/11/2018 05:03
Những khu đầm lầy bỏ hoang cỏ lụt đầu người ở khu dân cư Đồng Tử, phường Phù Liễn, quận Kiến An (Hải Phòng) nay đã mọc lên những đầm sen bát ngát mang lại thu nhập cao cho người dân.

Loài cây cho thu nhập từ gốc tới ngọn

Vốn là vùng đất trũng, sản xuất lúa kém hiệu quả, những năm trở lại đây, nhờ chuyển đổi mô hình, trên địa bàn phường Phù Liễn đã có khoảng 30 hộ bỏ lúa chuyển sang trồng sen với diện tích lên tới 60 ha, đem lại thu nhập cao cho người dân.

Người dân Phù Liễn thu hoạch củ sen.
Người dân Phù Liễn thu hoạch củ sen.

Anh Vũ Văn Thắng, một trong những người trồng nhiều sen nhất ở đây, chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi trồng lúa toàn bị lụt, có vụ còn mất trắng, nên tôi quyết định không cấy lúa mà đi học hỏi cách trồng sen. Không ngờ sau khi trồng, cây sen lại thích nghi tốt, chịu đất, chịu nước cho năng suất cao”.

Thừa thắng, anh tiếp tục tìm mua những ruộng, ao, đầm ở địa phương và những vùng lân cận đang bị bỏ hoang để nhân rộng diện tích trồng sen của gia đình và chỉ chú tâm vào làm giàu từ cây sen. Hiện nay, gia đình anh đang có trong tay khoảng 10 mẫu sen cho thu hoạch.

Người trồng sen được thu hoạch ngay từ khi sen nở hoa, theo đó hoa sen chúng tôi mua với giá 6.000 – 8.000 đồng/bông, ngó sen 50.000 – 60.000 đồng/kg, củ từ 25.000 – 28.000 đồng/ kg. Bình quân mỗi sào chăm sóc tốt cho thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.

Theo anh Thắng, cây sen cho người trồng có thu nhập từ gốc đến ngọn, ngay từ khi phát triển đã có thể lấy ngó sen, lá sen để bán. Khi sen nở thì bán hoa, đến khi sen tàn thì bán củ. Cây sen có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người, nhất là khi được sử dụng làm vị thuốc. “ Trồng sen cho thu nhập gấp nhiều lần cấy lúa, lợi ích hơn hẳn so với các loại cây trồng khác tại quê tôi”- anh Thắng phấn khởi nói.

Anh Thắng và nhiều bà con cho biết, sen là loại cây dễ trồng, mất ít công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp nên trồng sen chỉ mất chi phí đầu tư cho lần xuống giống đầu tiên, còn nhiều năm sau chỉ chăm sóc và thu hoạch, trồng sen lại không tốn nhiều chi phí phân, thuốc, làm cỏ như các loại cây khác. Sau Tết Nguyên đán là thời điểm thích hợp nhất để xuống giống. Khoảng 4 tháng sau, cây sen bắt đầu cho thu hoạch, đến tháng 6 sẽ vào mùa thu hoạch rộ và kéo dài đến hết tháng 11.

Anh Ngô Văn Huề ở khu dân cư Đổng Tử 2, phường Phù Liễn chia sẻ: Muốn trồng sen cho năng suất cao trước hết phải làm tốt khâu chuẩn bị, trước khi trồng, cần làm vệ sinh ruộng, đầm, diệt ốc bươu vàng và cá rô phi, vì các loại này thường ăn các nhánh sen non mới nhú. Sau khi trồng khoảng 1 tháng, bón lân để kích thích ra rễ nhanh, với lượng 10kg lân/sào. Sau khi trồng được 2 tháng thì tiến hành bón NPK để kích thích sen đẻ nhánh, lượng bón ở thời điểm này khoảng 10-15kg/sào. Chú ý kiểm tra, phát hiện sâu ăn lá để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần tăng cường thêm phân chuồng ủ và phân hữu cơ để tăng chất lượng sen.

“Từ khi trồng sen, ngày nào tôi cũng có hàng để bán, có đồng ra đồng vào, thu nhập ổn định hơn trước nhiều”- anh Huề chia sẻ.

Ngoài trồng sen để thu hoạch đài lấy hạt, người dân ở đây còn thu hoạch hoa bán cho người tiêu dùng cắm chơi, ướp trà; bán ngó sen và củ sen để chế biến các món ăn như nộm ngó sen, các loại món hầm từ củ sen thơm ngon bổ dưỡng. Những năm gần đây, sen đã trở thành cây hàng hóa đặc biệt được nhiều người ưa chuộng.

Những đầm sen không chỉ mang lại vẻ đẹp cho làng quê mà còn giúp người dân có thu nhập.
Những đầm sen không chỉ mang lại vẻ đẹp cho làng quê mà còn giúp người dân có thu nhập.

Anh Đỗ Văn Thuyết vừa trồng sen, vừa là đầu mối thu mua các loại sản phẩm thu hoạch từ sen cho biết: “Người trồng sen được thu hoạch ngay từ khi sen nở hoa, theo đó hoa sen chúng tôi mua với giá 6.000 – 8.000 đồng/bông, ngó sen 50.000 – 60.000 đồng/kg, củ từ 25.000 – 28.000 đồng/ kg. Bình quân mỗi sào chăm sóc tốt cho thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Hiện, các sản phẩm từ sen ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nội đang tiêu thụ rất mạnh, vì vậy người trồng sen không phải lo đầu ra.

Anh Nguyễn Văn Đinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường Phù Liễn cho biết: “Cây sen đang là loại cây trồng rất phù hợp với những vùng đất trũng như Phù Liễn. Nhiều nhà trồng sen đã vươn lên thoát nghèo, có gia đình khấm khá nhờ dành dụm được tiền từ sen để tu sửa và xây mới nhà cửa hiện đại, đẹp đẽ hơn trước. Những hộ trồng diện tích lớn còn mua sắm máy móc phục vụ cho việc trồng, chăm bón và thu hoạch sen”.

“Việc trồng sen đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh khai khác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Với hiệu quả mang lại, sen không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn” – anh Đinh nhấn mạnh.

Theo Thu Thủy/Bao TTV.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay34,667
  • Tháng hiện tại739,780
  • Tổng lượt truy cập90,803,173
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây