Học tập đạo đức HCM

Người “vác tù và” mát tay giúp hội viên làm giàu

Chủ nhật - 25/11/2018 09:24
Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân gần như không có chế độ gì, nên nếu không có lòng nhiệt huyết thì ít người đảm đương cái “chức” này. Nhưng với ông Nguyễn Văn Hiệp ở thôn Liên Ấp, xã Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh), gần 10 năm ở cương vị Chi Hội trưởng Chi hội ND là khoảng thời gian có nhiều ý nghĩa.

Nhiệt tình với công việc

Ông Hiệp tham gia Ban Chấp hành Hội nông dân xã Việt Đoàn từ năm 2003 và được hội viên, ND thôn Liên Ấp tín nhiệm bầu giữ chức Chi hội trưởng ND thôn từ năm 2009 đến nay. Khi được hỏi làm công tác nông vận thù lao ít ỏi, gần như không có, công việc thì như nuôi con mọn, có khi nào ông nản?, ông Hiệp cười và chia sẻ: “Vất vả thì có, nhưng nản thì không, hơn nữa còn thấy ở công việc nhiều niềm vui. Cán bộ mà nản thì dân biết trông vào ai?”.

Không chỉ là cán bộ Hội nông dân mẫn cán, ông Nguyễn Văn Hiệp còn là hộ sản xuất kinh giỏi tại địa phương.
Không chỉ là cán bộ Hội nông dân mẫn cán, ông Nguyễn Văn Hiệp còn là hộ sản xuất kinh giỏi tại địa phương.

Liên Ấp là thôn thuần nông với hơn 95% số hộ sống bằng sản xuất nông nghiệp. Nghề trồng rau có ở địa phương từ những năm 70, tuy nhiên với cách làm truyền thống, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên

Đến nay, THT trồng rau an toàn thôn Liên Ấp có hơn 110 thành viên tham gia canh tác trên diện tích 20ha. Bình quân mỗi năm, THT đứng ra tiêu thụ từ 250 – 350 tấn rau, củ, quả các loại với giá cả ổn định cho các thành viên trong tổ. Trong THT có gần 20 hộ có thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm.

bà con có làm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” cũng chỉ đủ ăn. Được tín nhiệm bầu làm Chi Hội trưởng Chi hội ND, ông Hiệp vận động bà con thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tích cực tham gia các buổi tập huấn, dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi do Hội ND tổ chức.

Xây dựng mô hình hợp tác

Ông Hiệp vẫn còn nhớ lúc đi vận động bà con trong thôn Liên Ấp thay đổi cách trồng rau truyền thống sang trồng rau an toàn, nhiều người hoài nghi về hiệu quả kinh tế, nhất là việc phải ghi chép nhật ký khiến bà con ngại. Để chứng minh, ông dành 6 sào trồng các loại rau an toàn theo mùa. Kiến thức, kỹ thuật học được ở các lớp dạy nghề trồng rau an toàn được ông áp dụng thuần thục trên ruộng rau nhà mình. Nhìn ruộng rau xanh mướt, tiêu thụ thuận lợi và cho thu nhập trên chục triệu đồng/sào/vụ, cao gấp nhiều lần so với cách trồng cũ, nhiều hộ đã tìm đến học hỏi.

Năm 2011, thấy nhu cầu tiêu thụ rau an toàn trên thị trường khá cao, ông Hiệp tập hợp các hộ trong thôn tham gia Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn thôn Liên Ấp do ông làm tổ trưởng. Ông Hiệp điều hành từ khâu mua giống, lịch xuống giống, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch rồi kết nối với thị trường tiêu thụ.

 
Ông Nguyễn Văn Hiệp cần mẫn chăm sóc vườn rau của gia đình.
Ông Nguyễn Văn Hiệp cần mẫn chăm sóc vườn rau của gia đình.

Bên cạnh đó, ông còn rất năng động khi chủ động tiếp cận tiến bộ kỹ thuật hay tìm các dự án, mô hình hỗ trợ trồng rau sạch cho THT. Mô hình thí điểm trồng dưa chuột Nhật ghép trên gốc bí đỏ do Hội nông dân tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Văn phòng Phát triển bền vững - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại Chi Hội nông dân thôn Liên Ấp vào tháng 4.2018 vừa qua là một ví dụ cụ thể.

Theo đó, mô hình được THT triển khai trên diện tích 1.100m2 với 700 cây giống dưa chuột Nhật được ghép trên gốc bí đỏ. Các hộ tham gia được Hội ND và phía đối tác Nhật hỗ trợ 1,5 triệu đồng/sào tiền chi phí giống, vật tư và tập huấn chuyển giao KHKT của Nhật.

“Áp dụng kỹ thuật ghép dưa chuột Nhật trên gốc bí đỏ, dưa chuột cho quả sai-to-đẹp-dài nên năng suất rất cao, trên 2 tấn/sào. Điểm mấu chốt của mô hình là 100% sản phẩm làm ra được công ty của Nhật ký hợp đồng bao tiêu. Với giá bán dưa chuột Nhật loại 1 là 15.000đồng/kg, loại 2 khoảng 13.000 đồng/kg, bình quân mỗi hộ trong THT thu được 20-30 triệu đồng/sào, hiệu quả kinh tế gấp 6-7 lần so với trồng dưa chuột ta”, ông Hiệp khoe.

Anh Lê Đắc Long - hội viên nông dân thôn Liên Ấp chia sẻ: “Lần đầu tham gia mô hình, tôi gặp nhiều bỡ ngỡ do chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc nên chú Hiệp phải “cầm tay chỉ việc”. Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, chúng tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trồng như chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, việc phòng trừ sâu bệnh hoàn toàn bằng các chế phẩm sinh học và thảo mộc từ tỏi, ớt, sả… Tuy vất vả, mất nhiều công chăm sóc, nhưng mô hình này cho thu nhập khá cao”.

Theo Thu Hà/Báo TTV.vn

 Tags: chi hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập454
  • Hôm nay38,568
  • Tháng hiện tại743,681
  • Tổng lượt truy cập90,807,074
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây