Học tập đạo đức HCM

Cải thiện môi trường tại khu vực nông thôn

Thứ ba - 22/05/2018 10:30
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra những mặt trái, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường.

Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng ở khu vực nông thôn nước ta. Nguyên nhân là do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.

Nhìn nhận rõ thực trạng trên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đặt tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng để cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Năm 2017, công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan nông thôn xanh-sạch-đẹp.

Nhận thức được tầm quan trọng trong xử lý môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, nhiều địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực cũng như tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt. Đến nay, đã có khoảng 27 tỉnh, thành phố có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn, trong đó có một số địa phương triển khai trên phạm vi toàn tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Tĩnh...).

Thông qua chương trình NTM, nhiều cách làm hay, nhiều mô hình điểm về xử lý môi trường đã được các địa phương áp dụng hiệu quả (mô hình “Công viên - Bãi xử lý rác thải” tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Đặc biệt, một số doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ được công nghệ để từng bước điều chỉnh phù hợp với điều kiện của Việt Nam, như: mô hình xử lý chất thải chăn nuôi của Công ty VietFarm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai...; mô hình xử lý rác thải sinh hoạt của Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam; mô hình tự chủ động xây dựng hệ thống lò đốt rác quy mô cấp xã (Nam Định) bước đầu cơ bản xử lý được các khí thải độc hại với chi phí phù hợp.

Cùng với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn, ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan tiếp tục được nâng cao. Ngày càng có nhiều các tổ thu gom rác thải sinh hoạt, bao bao bì thuốc bảo vệ thực vật... do cộng đồng thành lập, hoạt động theo hình thức tự nguyện. Đặc biệt, nhiều địa phương đã vận động được các hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi nhà sàn (Hà Giang, Sơn La, Lai Châu...).

Nhiều mô hình cải tạo cảnh quan ở thôn, bản, ấp đã được các địa phương áp dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế như: Mô hình trồng hoa, cây xanh “Từ nhà ra ruộng”, hai bên đường giao thông (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long...); mô hình con đường bích họa (Đan Phượng, Hà Nội; Tam Kỳ, Quảng Nam); làng bích họa của đồng bào dân tộc Dao (Móng Cái, Quảng Ninh)... đã góp phần tạo nên một diện mạo mới ở nông thôn. Đến nay, cả nước đã có 4.795 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%, tăng 6,3% so với cuối năm 2016).

Đỗ Hương/baochinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay31,234
  • Tháng hiện tại898,745
  • Tổng lượt truy cập90,962,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây