Học tập đạo đức HCM

Đặc sản gà Mò nuôi không đủ bán, lập tổ hợp tác cùng nhau sản xuất

Thứ ba - 22/05/2018 20:07
Huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình nổi tiếng về sản phẩm gà ri Mường bản địa (còn gọi là gà Mò). Mới đây, xã Yên Nghiệp đã ra mắt 2 tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà đặc sản ri Mường hàng hóa theo quy trình sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nuôi gà Mường cho lợi nhuận cao

 Hai mô hình liên kết chăn nuôi vừa ra đời tại Lạc Sơn là những THT chăn nuôi gà của xóm Mường Mu và xóm Mường Đam (xã Yên Nghiệp). Đây là một trong những kết quả của dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững”, gọi tắt là SERD.

 dac san ga mo nuoi khong du ban, lap to hop tac cung nhau san xuat hinh anh 1

Chăn nuôi gà tại Trang trại của anh Bùi Văn Linh ở xóm Mường Đam, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình.  C.K

Dự án SERD do Trung tâm Hỗ trợ sáng tạo sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) triển khai. Ngoài các THT chăn nuôi gà bản địa được hình thành, nhiều mô hình khác do Dự án hỗ trợ triển khai cũng đã và đang tạo điểm sáng về liên kết sản xuất nông nghiệp như: Liên kết trồng và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho bưởi đỏ đặc sản của xã Tân Hương (huyện Tân Lạc, Hòa Bình); phát triển HTX trồng rau an toàn tại xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc)…

Tại lễ ra mắt có sự tham gia của những doanh nghiệp (DN) chuyên phân phối bán lẻ các sản phẩm nông sản tại Hà Nội như: Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Big Green, Chuỗi cửa hàng Green Lite, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Ecotirst…

Ông Bùi Văn Khánh - Trưởng phòng NNPTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Gà ri Lạc Sơn còn gọi là gà Mò, là giống gà đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Giống gà này sống trên núi đá vôi, tự kiếm ăn, uống nước sông nên da mỏng ít mỡ, thịt chắc giòn, thơm. Tuy vậy, từ cách đây 6 năm, thương hiệu gà thả đồi Lạc Sơn mới được được người tiêu dùng nơi khác biết đến.

Chúng tôi đến tham quan trại chăn nuôi gà của anh Bùi Văn Linh - Tổ trưởng THT chăn nuôi gà xóm Mường Đam. Gia đình anh có 3 dãy chuồng, hiện đang nuôi 6.000 con gà ri. Anh Linh cho biết, gà nuôi mỗi lứa 5 tháng thì xuất chuồng. Chi phí giá thành 1kg thịt gà 60.000 đồng/kg. Với giá xuất bán ổn định suốt từ giữa năm ngoái đến nay  ở mức 85.000 – 86.000 đồng/kg gà thịt, bình quân mỗi con gà cho lợi nhuận 35.000 – 40.000 đồng.

Theo anh Linh, nuôi gà không khó, nhưng để cho gà không bị dịch bệnh là rất khó. Để đàn gà khỏe mạnh, cần xây chuồng trại thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Sàn chuồng gà ở cao hơn mặt đất chừng 20cm và trải trấu. Khi có mùi hôi thì thay trấu ngay và thường xuyên khử trùng chuồng trại 1 tháng 2 lần. Yếu tố quan trọng nữa là phải tiêm vaccine phòng bệnh định kỳ.

“Năm ngoái, gia đình tôi tham gia vào nhóm sản xuất gà sạch, gồm nhiều hộ trong xóm. Từ ngày vào nhóm, nhà tôi không có đủ gà cung cấp cho thương lái đến mua. Nay nhóm chúng tôi thành lập tổ hợp tác với mục đích liên kết các thành viên cùng hợp tác chăn nuôi đúng quy trình, được giám sát chặt chẽ để không bị dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng  bảo tồn và xây dựng thương hiệu cho gà ri Mường Lạc Sơn. Hiện tổ hợp tác có 6ha chuồng trại, mỗi lứa nuôi 2 vạn con, không chỉ cung cấp gà cho thị trường Hòa Bình mà còn xuất bán cho thị trường Hà Nội” - anh Linh nói.

Tăng giá trị sản phẩm

Ông Hoàng Xuân Trường - tư vấn kỹ thuật của Dự án SERD cho hay, việc phát triển tổ chức từ nhóm đồng sở thích thành THT chăn nuôi sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm, điều tiết sản xuất. Từ tổ hợp tác tốt rồi, có khả năng quản trị và quản lý tốt thì sẽ tiến lên xây dựng các HTX chuyên về chăn nuôi gà. Do đó, ông Trường cũng khuyến cáo các thành viên THT phải cam kết 100% con gà xuất ra thị trường phải đạt chất lượng thơm ngon, như vậy mới có thể xây dựng được thương hiệu “Gà ri Mường Lạc Sơn”.

“Nếu chúng ta đánh mất chất lượng sản phẩm thì sẽ thất bại. Các hộ phải tuân thủ triệt để quy trình chăn nuôi đã được soạn thảo trong nội quy của THT. Phải hành động tập thể, mua chung vật tư, và bán chung sản phẩm để đảm bảo gà giống, thức ăn chất lượng tốt nhất, gà thịt xuất chuồng ngon nhất. Nếu một nhà có gà bị bệnh, phải thông báo ngay cho các thành viên khác trong THT biết để có biện pháp phòng trừ. Nếu giấu dịch, tự ý đem gà bị bệnh đi bán mà không có ai biết, nguy cơ sẽ xóa sổ cả đàn gà”- ông Trường nói. 

 Ông Đặng Hồng Mạnh - điều phối viên của dự án SERD cho hay, Dự án   hướng đến trao quyền cho những cá nhân, tập thể năng động và những doanh nghiệp xã hội bản địa, góp phần thay đổi tích cực kinh tế và xã hội tại cộng đồng địa phương, vùng sâu vùng xa. Dự án này triển khai tại những khu vực có tỷ lệ hộ nghèo đói cao tại các tỉnh Hòa Bình và Lào Cai. Đối tượng được Dự án hỗ trợ gồm các doanh nghiệp xã hội cộng đồng; hộ kinh doanh cá thể; hợp tác xã; nhóm kinh doanh tại địa phương.

“Các đối tượng được tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực liên quan tới kế toán, tài chính, nhân sự, kinh doanh, tăng cường tác động xã hội... Đồng thời các mô hình cũng được hỗ trợ từ 30 – 50 triệu đồng/mô hình và có cơ hội tiếp cận với các quỹ đầu tư khác” - ông Mạnh chia sẻ. 

Theo: Chu Khôi/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay17,761
  • Tháng hiện tại1,031,148
  • Tổng lượt truy cập91,094,541
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây