Học tập đạo đức HCM

Cần lắm văn hóa nông thôn mới!

Thứ hai - 01/07/2013 20:16
Xây dựng đời sống văn hóa là nội dung rất quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới (NTM) nhưng khi nhắc đến chủ đề này, có “lục tung” hết các báo cáo tổng kết cũng không thể tìm thấy chi tiết nào có thể phản ánh một cách đầy đủ và cụ thể!

Ở nông thôn, nhiều nơi vẫn còn tình trạng cờ bạc. Ảnh minh họa

Thông thường, ban ngành đoàn thể chỉ thống kê được đã xây dựng bao nhiêu cơ sở văn hóa, đầu tư bao nhiêu trang thiết bị, xây dựng bao nhiêu trường học hay đã tổ chức những hoạt động biểu diễn văn nghệ như thế nào.v.v... Trong khi đó, so sánh với vấn đề kinh tế - thu nhập của người dân, cơ quan chức năng có thể cử chuyên viên đến từng hộ dân để khảo sát thu nhập thực tế, và từ đó tổng hợp thành số liệu thu nhập bình một cách tương đối chính xác.
 

Vậy còn về đời sống văn hóa nông thôn mới thì “định lượng” ra sao?


Thực tế cho thấy, ngay trong bộ tiêu chí Nông thôn mới thì Tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa cũng chỉ xác định cụ thể về mặt vật chất, cơ sở hạ tầng. Trong khi nếu chỉ xây trường, xây trung tâm văn hóa, xây sân chơi… thì không thể là yếu tố đảm bảo cho việc hình thành đời sống văn hóa nông thôn mới.
 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua đã từng nhấn mạnh: Một ngôi trường mới xây xong phải kèm theo đó là đội ngũ giáo viên dạy tốt, các em học sinh phải học tốt, trong đó lễ nghĩa là điều phải chú ý, để xứng đáng đạt chuẩn quốc gia. Một ngôi chợ vừa hoàn thành kèm theo đó là phải bỏ dần tệ nạn nói thách của người tiểu thương, sản phẩm bán ra đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một bệnh viện hay trạm xá chỉ thật sự có ý nghĩa khi đội ngũ y bác sĩ tận tâm với người bệnh, phải tự trao dồi nâng cao tay nghề để phục vụ người dân. Tình làng nghĩa xóm vốn là truyền thống của người dân nông thôn, khi xây dựng NTM, điều này phải được phát huy nhiều hơn, sâu hơn, cụ thể hơn nữa. 

Có thể thấy, ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua là những chuẩn mực nhất định về một “mô hình lý tưởng” cho bộ mặt đời sống văn hóa Nông thôn mới mà TP hướng đến. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương, ban ngành chức năng phải sớm nhận thức ra một điều: yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Nghĩa là trong công cuộc CNH-HÐH đất nước, người nông dân phải nắm bắt được khoa học kỹ thuật để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, đồng thời phải không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức lối sống và thật sự làm chủ nông thôn. Bà con nông dân chính là người phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với những giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại. 
 

Có thể khẳng định, nếu chỉ dừng lại với những con số đầu tư cơ sở vật chất thì văn hóa nông thôn mới sẽ trở thành câu chuyện dang dở, nửa vời! 
 

Bên cạnh đó, chương trình cũng phải làm sao thể hiện được sự chăm lo toàn diện đến mọi tầng lớp nhân dân. Chúng ta không chỉ tập trung xây trường, sân thể thao, sân chơi cho lớp trẻ mà lãng quên đối tượng trung niên, người già và phụ nữ. Chẳng hạn chị em thì thích tham dự các lớp nữ công gia chánh, người cao tuổi thích đánh cờ tướng, nghe cải lương.v.v. Làm được điều này, chúng ta sẽ tạo ra sự kết nối trong cộng đồng, hạn chế những thói xấu như cờ bạc, rượu chè và phát huy nhiều hơn nữa “vốn quý” tình làng nghĩa xóm ở nông thôn. 
 

Ở một khía cạnh khác, điều này còn đồng nghĩa với việc, không chỉ hỗ trợ tốt công tác tuyên truyền mà quan trọng hơn, hình thành một bức tường vững chắc trước những âm mưu phá hoại, thù địch trên mặt trận tư tưởng - vốn luôn tìm kiếm những khu vực nông thôn lạc hậu kém phát triển hoặc tận dụng tối đa sự rạn nứt trong mối quan hệ cộng đồng. 
Nói vậy để thấy, cần lắm văn hóa Nông thôn mới!

Lê Nguyễn
Theo voh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay103,954
  • Tháng hiện tại209,051
  • Tổng lượt truy cập97,437,232
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây