Học tập đạo đức HCM

Cần xây dựng chương trình đào tạo nghề đặc thù cho người lao động Việt Nam

Thứ hai - 30/10/2017 00:22
(ĐCSVN) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ dẫn đến sự thay đổi kỹ năng nghề, nhiều nghề sẽ biến mất, nhiều nghề mới hình thành… kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề an sinh xã hội. ​

Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại buổi làm việc giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) ngày 27/10. Buổi làm việc nằm trong chuỗi các hoạt động kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (I 4.0) giữa Bộ KH&CN và các bộ, ngành.

Chủ động ứng phó với biến động về nhân lực và việc làm

Báo cáo về tình hình triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg, ông Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐTB&XH cho biết, Bộ đang tích cực triển khai các đánh giá, nghiên cứu liên quan đến I 4.0. Có thể kể đến: Báo cáo “Đánh giá về cơ hội, thách thức, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lĩnh vực lao động, việc làm ở Việt Nam”; phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) triển khai nghiên cứu “Nhu cầu về kỹ năng trong kỷ nguyên công nghệ mới”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nắm bắt tình hình công nghệ và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp; hiện trạng cung-cầu kỹ năng lao động trong các doanh nghiệp và xu hướng việc làm “mới” và yêu cầu về kỹ năng trong tương lai tại các doanh nghiệp thuộc ngành điện tử, dệt may. Bên cạnh đó, Bộ cũng xây dựng Báo cáo “Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến các lĩnh vực lao động, việc làm, thị trường lao động, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội”.

Liên quan đến vấn đề đào tạo nhân lực trước bối cảnh I 4.0, Bộ đã triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”; Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dạy nghề và hệ thống quản lý thông tin các trường nghề”…

Ông Đào Quang Vinh cũng cho biết, thời gian tới, Bộ LĐTB&XH chủ động xây dựng kế hoạch hành động về chủ đề I 4.0, tập trung vào các nội dung như: Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ về chủ đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của I 4.0 tới thị trường lao động”; Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 2469 về “Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”; nghiên cứu, xây dựng Báo cáo “Đề xuất các chính sách, giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới cơ cấu thị trường lao động”; Nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc giảm thời gian làm việc của người lao động, cải thiện điều kiện lao động.

Thay đổi chính sách cần phải nhanh hơn

Ông Đào Quang Vinh cho biết, vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số đang đặt ra bài toán hết sức cấp bách. Theo nhiều cảnh báo, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sẽ có 1/3 số lao động sẽ bị thay đổi kỹ năng nghề. Với nền kinh tế chia sẻ, mô hình cung cấp dịch vụ lao động cũng sẽ thay đổi. Người ta không cần có văn phòng, không phải chỉ làm việc cho 1 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà sẽ cung ứng dịch vụ lao động cho nhiều nơi. Như vậy, bài toán quản lý thu nhập, thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội… sẽ phải tính như thế nào?  Đó là chưa kể sự phân hóa chất lượng nguồn nhân lực, sẽ có người đáp ứng được các yêu cầu đặt ra nhưng cũng có người bị mất việc vì không kịp thay đổi. Khoảng cách về thu nhập, giàu nghèo sẽ bị kéo xa dẫn đến hàng loạt vấn đề về an sinh xã hội. Ông Vinh cũng nhấn mạnh, phản ứng về thay đổi chính sách đáp ứng yêu cầu này cần phải nhanh hơn.

Trước những yêu cầu đã và đang đặt ra trong bối cảnh I 4.0, ông Nguyễn Quang Việt, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, cần có đề án nghiên cứu tổng thể về nhân lực, từ đó xây dựng các chương trình đào tạo nghề đặc thù dành cho người Việt Nam, tránh sao chép, bắt chước không đúng với thực tiễn xã hội.

Một vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc, đó là thông tin về I 4.0 đang bị nhiễu. Có bộ, ngành, địa phương thì hết sức hăng hái, tập trung nguồn lực để triển khai và có những hành động cụ thể. Nhưng cũng có nơi thì cho rằng I 4.0 chưa đến mức đáng lo ngại như cảnh báo. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, sự tác động của I 4.0 đối với kinh tế - xã hội và các mặt của đời sống là có thực, vấn đề là nhận diện nó ở mức độ nào, biến thách thức thành cơ hội ra sao mới là điều đáng bàn. Ở đâu đó, trong các chương trình hành động, đề án của nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai I 4.0 nhưng việc “chỉ mặt đặt tên” chưa rõ mà thôi.

Tại buổi làm việc, ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã đề nghị các bộ, ngành cần rà soát lại hệ thống văn bản chính sách, chương trình, dự án đã và đang làm có liên quan đến I 4.0 để từ đó thấy cần điều gì, thiếu điều gì hay có sự chồng chéo vướng mắc thì bổ sung, điều chỉnh hoặc ban hành mới. Cần có cách tiếp cận tỉnh táo với I 4.0 để không bị bỏ lỡ cơ hội và cũng không bị thụ động trước những tác động của nó./.

Bích Liên
http://dangcongsan.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Hôm nay61,064
  • Tháng hiện tại766,177
  • Tổng lượt truy cập90,829,570
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây