Học tập đạo đức HCM

Cấp thiết xây dựng thương hiệu nông sản

Thứ hai - 12/03/2018 10:55
Khi đã không xây dựng được thương hiệu thì nguy cơ bị làm giả, hàng nhái trên thị trường càng cao.

Từ chuyện tỏi Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có khoảng 330 ha đất canh tác hành, tỏi và được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”, với sản lượng hàng năm khoảng 3,5 đến 5 nghìn tấn/năm. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng bởi những đặc trưng “độc nhất vô nhị” không nơi đâu có được. Do được trồng trên cát biển lẫn với san hô, nên tỏi ở đây thường có củ nhỏ, vị thơm, không gắt nồng như tỏi trồng ở những nơi khác...

Cần có sự liên kết để tạo dựng thương hiệu cho nông sản truyền thống

Để bảo vệ thương hiệu một nông sản quý hiếm ở địa phương, từ năm 2009 Quảng Ngãi đã làm các thủ tục để Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận việc đăng ký nhãn hiệu hành, tỏi Lý Sơn cho các tập thể và cá nhân, bao gồm tỏi, hành đã qua chế biến hoặc sản phẩm củ tỏi, củ hành tươi. Việc đăng ký nhãn sản phẩm đã góp phần là chỉ dẫn tốt nhất cho các “thượng đế” khi chọn mua sản phẩm này.

Thế nhưng, với việc giá tỏi Lý Sơn liên tục tăng cao đã khiến nhiều đối tượng trộn tỏi ở nơi khác vào tỏi Lý Sơn nhằm đánh lừa khách hàng. Thời điểm giá cao nhất lên tới 150 nghìn đồng/kg tỏi thường và 1,4 triệu đồng với tỏi một tép (tỏi cô đơn). Giá bán càng tăng cao, tỏi Lý Sơn càng bị giả mạo. Sau nhiều lần mua phải hàng rởm, không ít khách hàng đã đánh mất niềm tin vào thương hiệu tỏi Lý Sơn, khiến sản phẩm nông sản này đang đứng trước nguy cơ mất thương hiệu trên thị trường.

Trên thực tế, xử lý vấn nạn này đang gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, có nhiều trường hợp các đối tượng mua tỏi nơi khác về, chủ yếu ở Khánh Hoà về rồi bán lại ngay ở Lý Sơn chứ không đóng gói mang thương hiệu tỏi của địa phương.

Đại diện Hội Sản xuất, Kinh doanh và Chế biến hành tỏi Lý Sơn từng bức xúc, không chỉ ở đất liền, ngay tại Lý Sơn cũng có tình trạng thật giả lẫn lộn, từ tỏi trắng bình thường cho đến tỏi đen hoặc tỏi một cô đơn cũng bị làm giả. Khó khăn lắm tỏi Lý Sơn mới có thương hiệu và được người dân cả nước biết đến như hôm nay. Vậy mà, do sự hám lợi của một số đối tượng tỏi Lý Sơn đang đứng trước nguy cơ mất thương hiệu, sau bao năm gây dựng.

Trước tình trạng tỏi Lý Sơn đang bị giả mạo, các cơ quan chức năng lẫn DN ở Quảng Ngãi đã lập tức phối hợp, tăng cường các biện pháp để ngăn chặn hành vi gian lận. Trong đó, có việc in nhãn mác, logo, tem chống hàng giả có kèm mã vạch lên sản phẩm tỏi Lý Sơn.

Theo đó, ngoài logo mỗi tem có mã code của sản phẩm, chỉ cần dùng phần mềm cài đặt trên điện thoại soi mã code, khách hàng có thể biết được sản phẩm của hộ nông dân nào, đã xuất bán hay chưa, nếu là tỏi giả thì hộ nông dân phải chịu trách nhiệm. Đây là biện pháp nhằm mục đích bảo hộ thương hiệu tỏi Lý Sơn theo quy định, đồng thời ngăn chặn hành vi gian lận thương mại.

Ông Phạm Văn Bình trú xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn cho rằng, việc in mã vạch, tránh hiện tượng tỏi Lý Sơn bị trà trộn hàng nhái. Khi tỏi Lý Sơn được bảo vệ thương hiệu, đúng sản phẩm thật thì giá trị sẽ ngày càng nâng cao trên thị trường. Theo nhiều người, với những nỗ lực từ người dân, chính quyền đặc biệt là sự vào cuộc của các DN, chắc chắn thương hiệu tỏi Lý Sơn sẽ dần lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng cả trong lẫn ngoài nước.

Cần sự hợp sức

Câu chuyện giữ gìn, xây dựng thương hiệu cho tỏi Lý Sơn là một điển hình cho những quyết tâm bảo vệ thương hiệu cho nông sản truyền thống trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay không phải nông sản nào cũng đang được giữ gìn thương hiệu như tỏi Lý Sơn. Trên thị trường có rất nhiều nông sản truyền thống đã và đang bị “nhái”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các thương hiệu cũng như quyền lợi của người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Việt Nam có rất nhiều thương hiệu nông sản nổi tiếng ở các địa phương như, quế Trà My, vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, thanh long Bình Thuận, sâm Ngọc Linh, cà phê Buôn Ma Thuột, điều Bình Phước hay hồ tiêu Quảng Trị... Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện cả nước có 964 đặc sản nông nghiệp gắn với 733 địa danh.

Tuy nhiên, trong số đó có rất ít sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký thương hiệu. Số đông còn lại không có thương hiệu, nhãn mác nên giá trị sản phẩm không cao. Điều đáng tiếc hơn, không ít nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, buộc phải bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.

Nguyên nhân chính khiến các nông sản truyền thống vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng, do nhiều loại nông sản chủ yếu được sản xuất theo hình thức hộ gia đình, nhỏ lẻ, sản phẩm không ổn định và thiếu các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cũng do thiếu sự liên kết ngay giữa các hộ sản xuất và với DN nên số lượng để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường không được bảo đảm, không gây được ấn tượng với người tiêu dùng.

Đại diện một siêu thị tại Đà Nẵng cho rằng, những nông sản nổi tiếng gắn với mỗi địa phương là thương hiệu chung của vùng đất đó. Tuy nhiên, với việc sản xuất theo kiểu nông hộ với quy trình khác nhau nên chất lượng sản phẩm khác nhau dẫn đến khó xây dựng thương hiệu. Chưa kể đến việc khó đáp ứng yêu cầu về số lượng... Khi đã không xây dựng được thương hiệu thì nguy cơ bị làm giả, hàng nhái trên thị trường càng cao.

Để các mặt hàng nông sản truyền thống của Việt Nam có thể tự đứng vững ngay trên thị trường trong nước và vươn ra nước ngoài, việc xây dựng, giữ gìn thương hiệu lại đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết. Để làm được việc này cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà nông, DN.

Trong đó, DN đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam. Từ khâu phối hợp với nông dân sản xuất, kiểm soát chất lượng đến chế biến xuất khẩu nâng tầm thương hiệu.

Thực tế đáng buồn hiện nay, nhiều DN vẫn chưa thấy rõ vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng cũng như bảo vệ thương hiệu nông sản, cho nên vẫn thiếu sự hợp tác, “mạnh ai nấy làm”. Minh chứng trong hơn 90 nghìn thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì mới có khoảng 15% là của DN trong nước.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại921,268
  • Tổng lượt truy cập90,984,661
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây