Học tập đạo đức HCM

Chống lạm phát: Tiền tệ hết bài, tài khóa ở đâu?

Thứ năm - 02/02/2012 20:43
Trong suốt năm 2011, Nghị quyết 11 đề ra việc thắt chặt và phối hợp hai chính sách nêu trên để giảm tổng cầu và kiềm chế lạm phát. Thực tế cuối năm cho thấy lạm phát ở mức 2 con số rất cao mặc dù chính sách tiền tệ đã áp dụng gần như hết "dư địa" với lãi suất được đẩy lên cao gần suốt năm.

Vai trò chính sách tài khóa mờ nhạt vì đã không có sự hỗ trợ thật sự cho nhu cầu ổn định vĩ mô vì ngân sách đã không hề được điều chỉnh trong năm do những lý do "kỹ thuật" (đã do QH biểu quyết khó sửa đổi giữa đường) hay "thực tế" (các chi tiêu ngân sách đã được phân bổ cho các tỉnh vùng, nhất là chi tiêu đầu tư, khó "đòi lại"). Ngoài ra còn các chi phí đẩy cũng có trách nhiệm cho lạm phát cao ngất.

Một vài chuyên gia kinh tế nổi tiếng cũng thành thật tuyên bố là nói đến phối hợp hai chính sách thì dễ nhưng trong thực tế điều hành chính sách lại không biết làm thế nào, sự lúng túng thấy rõ khi suốt năm nhiều người kêu gọi thắt chặt chi tiêu công để giảm bội chi ngân sách, nhưng cuối năm 2011 và cả sang 2012 giới hữu trách tài chính công lại hài lòng với "thành tích" cả thu lẫn chi ngân sách đều vượt xa số dự toán từ tháng 9-10 năm trước, mặc dù tăng trưởng GDP thực tế kém xa dự báo.

Thực hiện và dự toán ngân sách 2011 có thật sự là thành tích?

- Thực hiện thu thuế cao năm 2011 so với dự toán 2011 phản ánh mức lạm phát cao của năm (18,2%) hay của sự mất giá tiền Đồng (tỷ giá là 21,300 so với 19,500 của năm 2010), khiến các thứ thuế quan trọng nhất là thuế XNK và thuế doanh nghiệp đều thu cao vì dựa trên nền tảng (base) thuế cao.

- Con số 605,000 tỷ dự thu cho NS 2011 được QH biểu quyết vào tháng 10/2010 đã dựa trên tỷ lệ lạm phát mục tiêu 7% cho năm 2011 và tỷ giá 19,500 của năm ngoái. Còn cho năm 2011, lạm phát đã lên khá cao và tỷ giá VND đã vượt 21,000, nên ước tính tổng thu thực hiện đã lên tới 674,500 tỷ. (Xem bảng 1).

Nói cách khác, nếu giả thử lạm phát chỉ là 7% và tỷ giá quanh mức 19,500 cho năm  2011, thì chúng ta đã không thu được 674,500 tỷ cho ngân sách 2011!

- Cần thay đổi cách thức dự báo ngân sách để tránh ngay một nhầm lẫn "có sẵn" hay "định trước" (built-in error) hàng năm trong việc xây dựng một tỷ số lạm phát cao tiềm tàng trong các số thu và chi cao của ngân sách cho năm tới, do bao gồm "vấn đề chỉ số" (index problem) trong số bội thu ngân sách của năm 2011.

Dự toán ngân sách 2012 cũng tiếp tục sự thổi phồng cả số tổng thu và chi

- Thí dụ cụ thể nhất là cho ngân sách dự báo từ tháng 9/11 cho năm 2012 và mới được QH chấp thuận đầu tháng 11/2011. Số thu NS 2012 được dự báo là 740,000 tỷ VND, số chi là 903,000 tỷ và bội chi là 141,600 tỷ hay 4,85% của GDP.

- Số thu dự báo của năm tới đạt mức "khủng" là 740,000 tỷ so với dự báo thu năm 2011 chỉ là 605,000 tỷ (22,3%) vì  đã dựa trên số thu thực hiện ước tính ở mức cao 674,500 tỷ cho năm nay 2011 (dựa trên số thực tế 558,510 tỷ đã thực hiện sau 10 tháng đầu năm).

- TỔNG THU dự báo được bơm phồng cho năm tới dẫn tới cũng tự động bơm phồng số TỔNG CHI cho năm tới

- Dù tỷ lệ bội chi có được giới hạn, nhưng nếu cả TỔNG THU và TỔNG CHI đều được bơm phồng do vấn đề lạm phát thì số BỘI CHI cũng được bơm phồng theo cùng tỷ lệ. Và kết quả là lạm phát sẽ lại tiếp tục lên cao năm tới và trong trung hạn.

Liên hệ mật thiết giữa chính sách tài khóa và tiền tệ

Cơ chế giữa số bội chi tuyệt đối cao và lượng cung tiền cao hàng năm chính là mối liên hệ mật thiết giữa chính sách tài khóa và tiền tệ gây ra lạm phát cao ở Việt Nam từ nhiều năm nay (hai thí dụ gần và rõ nhất là năm 2011 và 2008). Cơ chế này được giải thích rõ hơn dưới đây, qua việc bơm phồng chi tiêu công hàng năm bằng số thu "lạc quan", và nhất là đầu tư công được tài trợ dễ dàng qua phát hành trái phiếu chính phủ.

Việc này còn làm rõ hơn tính chất của khoản chi tiêu đầu tư tài trợ bởi phát hành trái phiếu CP chính là mối liên hệ căn bản giữa chính sách tài khóa và tiền tệ hàng năm đã gây ra lạm phát cao và bị "làm ngơ" vì cách trình bày thực hiện ngân sách hiện nay: đây chính là nguồn tài trợ thất thu ngân sách hàng năm bằng hệ thống ngân hàng, qua cửa tái cấp vốn NHNN cho các ngân hàng lớn có nhiều giấy tờ "có giá" (trái phiếu CP lãi suất thấp 10%-12% đem đến cửa sổ tái cấp vốn của NHNN và chỉ trả mức lãi suất 7% được duy trì khá lâu trước đây).

So sánh dự toán ngân sách 2012 đề xuất và dự toán của Bộ Tài chính đã được Quốc Hội chấp thuận

Mục tiêu đề xuất của chúng tôi ở đây là Bộ Tài chính và Ủy ban Tài chính Ngân sách QH nên xét lại lần nữa dự toán ngân sách nhà nước 2012 (dù đã được QH biểu quyết chấp thuận) để giảm tổng thu và tổng chi so với các dự báo trước của Bộ Tài chính về số tuyệt đối để giúp kiềm chế lạm phát cho năm nay và trung hạn (đây chắc chắn sẽ là một mục tiêu chính sách quan trọng cho một Nghị Quyết tương lai năm 2012?).

Bởi vì mặc dù tỷ trọng bội chi NSNN so với GDP theo dự báo của Bộ Tài chính có giảm xuống nhưng số thu, chi ngân sách tuyệt đối lại rất cao, điều này sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Do đó, dự toán NSNN phải vừa giảm tỷ trọng bội chi so với GDP và vừa giảm thu chi NSNN về số tuyệt đối.

Bảng 1: Ngân sách Nhà nước 2007 - 2011

̶Đvt: tỷ đồng. Nguồn: Bộ Tài chính

Dự toán NS trung hạn: 2013-2015

Mục tiêu chính của dự toán ngân sách giai đoạn 2012 - 2015 là tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực và giảm lạm phát. Sẽ cần giảm cả tổng chi và thu ngân sách và bội chi ngân sách (cả về số tuyệt đối và tỷ lệ với GDP) qua các năm như trong bảng 2 đề xuất các mục tiêu chính sách dưới đây:

- Giảm tổng thu cân đối NSNN từ 26,9% GDP năm 2011 xuống 20% năm 2015

- Giảm tổng chi cân đối NSNN từ 31,75% GDP năm 2011 xuống 23,9% năm 2015

- Giảm tỷ lệ bội chi/GDP từ 4,85% năm 2012 xuống 3,9% năm 2015 (kể cả đầu tư công do trái phiếu CP tài trợ).

Bảng 2: các mục tiêu về tỷ lệ chi-thu trung hạn so với GDP

Dự toán tỷ trọng các khoản thu thành phần so với tổng thu:

Tỷ trọng thu nội địa tăng lên từ việc gia tăng thuế thu từ các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh; chống thất thu trong khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, việc xem xét lại các chính sách thu từ đất và có kế hoạch lập dự toán thu từ đất sát với thực tế từng năm sẽ giúp tăng thu cao hơn.

Tỷ trọng thu từ dầu thô giảm xuống và giảm nhiều do dự báo lượng dầu thô xuất khẩu có thể bị sụt giảm vì nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt theo thời gian mặc dù giá có thể không giảm.

Tỷ trọng thu từ xuất, nhập khẩu giảm do dự báo tỷ giá sẽ ổn định hơn và giảm thuế xuất nhập khẩu dần dần.

Tỷ trọng thu viện trợ không hoàn lại giảm dần

Dự toán tỷ trọng các khoản chi thành phần so với tổng chi:

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm dần qua các năm nhưng vẫn đảm bảo chi vào các hạng mục cần thiết, hiệu quả đầu tư được nâng cao, tránh đầu tư dàn trải.

Tỷ trọng chi thường xuyên tăng dần nhằm mục đích ưu tiên chi đầu tư cho con người, đầu tư cho chuyên môn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dạy học...

Tỷ trọng chi trả nợ và viện trợ và tỷ trọng chi dự phòng, dự trữ, khác tăng dần.

Lượng trái phiếu chính phủ phát hành hàng năm trong giai đoạn 2011 - 2015: bình quân khoảng 45.000 tỷ đồng/ năm.

Chi tiêu đầu tư công do phát hành TPCP nên được trình bày rõ trong bảng dự toán và thực hiện NS hàng năm, và mức tỷ lệ bội chi NS so với GDP nên bao gồm cả mức chi tiêu đầu tư công này theo chuẩn quốc tế (IMF) để làm nổi bật tính liên hệ với các tài khoản (và chính sách) tiền tệ như đã giải thích ở trên.

So sánh dự toán ngân sách 2012-2015 đề xuất và dự toán của Bộ Tài chính đã được Quốc Hội chấp thuận:

Mục tiêu đề xuất của chúng tôi ở đây là Bộ Tài chính và Ủy ban Tài chính Ngân sách QH nên xét lại lần nữa dự toán ngân sách nhà nước 2012 - 2015 (dù đã được QH biểu quyết chấp thuận) để  giảm tổng thu và tổng chi so với các dự báo trước của Bộ Tài chính về số tuyệt đối để giúp kiềm chế lạm phát cho năm tới (đây chắc chắn sẽ là một mục tiêu chính sách quan trọng cho một Nghị Quyết tương lai năm 2012 ?).

Bởi vì mặc dù tỷ trọng bội chi NSNN so với GDP theo dự báo của Bộ Tài chính có giảm xuống nhưng số thu, chi ngân sách tuyệt đối lại rất cao, điều này sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát sẽ tăng cao hơn trong những năm tới. Do đó, dự toán NSNN phải vừa giảm tỷ trọng bội chi so với GDP và vừa giảm thu chi NSNN về số tuyệt đối. (xem bảng 3 ở dưới).

Bảng 3: Dự toán ngân sách nhà nước 2012 và trung hạn 2013 - 2015

  • Đvt: tỷ đồng. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính cho T10/2011 và năm 2011, cột dự toán NS 2012-2015
  • Tác giả: TS Phạm Đỗ Chí (Theo Vef)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay36,116
  • Tháng hiện tại118,390
  • Tổng lượt truy cập91,292,119
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây