Các địa phương được lựa chọn là nơi chỉ đạo điểm xây dựng mô hình nông thôn mới là: xã Đông Phương (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), xã Quỳnh Yên (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) và xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê đã góp sức vào thành tích chung của phong trào xây dựng nông thôn mới |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, người được Đảng ủy Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện phong trào cho biết, ngay sau khi phong trào thi đua được phát động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể gắn với từng đơn vị trong ngành theo 3 nhóm nội dung: Nhóm triển khai công tác chỉ đạo, tuyên truyền phong trào thi đua; Nhóm về xây dựng cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới; Nhóm chỉ đạo điểm mô hình giúp các địa phương, các xã sớm đạt được các tiêu chí về nông thôn mới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo chương trình nông thôn mới và chính quyền cấp huyện, xã ở 3 địa phương tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu hỗ trợ, giúp các xã sớm đạt tiêu chí nông thôn mới. Nội dung tập trung vào việc hỗ trợ nguồn lực, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Ông Nguyễn Trung Nam, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, qua 3 năm thực hiện, kết quả tại các xã chỉ đạo điểm đều rất tích cực, trong đó có xã Thiệu Trung và xã Đông Phương đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, xã Quỳnh Yên hoàn thành 14/19 tiêu chí nông thôn mới.
Cũng từ phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời; công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, công tác phân bổ, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho phong trào. Từ đó, phong trào ngày càng được quan tâm; công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; xóa đói giảm nghèo ở địa bàn nông thôn có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện.
Nhiều đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách mới về khuyến khích đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng giao thông nông thôn; trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường; khuyến khích phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế... xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững.
Trên quy mô cả nước, ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê đã góp sức vào thành tích chung của phong trào xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, trong 3 năm 2011 - 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ huy động nguồn vốn trực tiếp từ ngân sách cho xây dựng nông thôn mới đạt 50.000 tỷ đồng; các nguồn vốn khác huy động được 436.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 - 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, báo cáo Quốc hội cho chủ trương về phát hành 15.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ đầu tư để thực hiện chương trình. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình năm 2014 là 157.800 tỷ đồng.
Tại các địa phương, thực tiễn triển khai phong trào đã xuất hiện nhiều cách làm hay, như Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định huy động các doanh nghiệp địa phương tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, đầu tư trên 600 tỷ đồng vào các lĩnh vực nông nghiệp, may mặc, chế biến lâm sản, chiết nạp khí hóa lỏng..., giải quyết việc làm cho gần 3.700 lao động tại địa phương.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội phối hợp với các huyện, thị xã triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết của địa phương, phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành của Thành phố và tổ chức tốt quy hoạch làm cơ sở cho công tác xây dựng kế hoạch và đầu tư hàng năm, đến nay, đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 19/19 huyện, thị xã, 28 quy hoạch phát triển ngành...
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng tham mưu cho tỉnh ban hành nghị quyết huy động các nguồn lực và tỷ lệ hỗ trợ ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020, đến tháng 7/2014, huy động được 46,7 tỷ đồng; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai từ năm 2012 đến tháng 6/2014 thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động từ khu vực nông thôn...
Nhiều địa phương khác như Thanh Hóa, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh đã phát huy những cách làm sáng tạo. Chẳng hạn, cơ chế hỗ trợ một phần chi phí thông qua hỗ trợ bằng tiền, cấp trực tiếp nguyên vật liệu, khuyến khích đầu tư thông qua việc thưởng bằng công trình hoặc tiền mặt. Với cách thực hiện này, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ 50 - 60% so với cách làm thông thường, huy động được sự đóng góp bằng tiền mặt, hiện vật, ngày công của đông đảo quần chúng nhân dân góp sức cho phong trào xây dựng chính quê hương mình.
Theo: baomoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã