Những kết quả đạt được
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến hết tháng 12-2014, toàn tỉnh có 3/7 xã điểm của tỉnh, là: Tân Trào (Sơn Dương); Mỹ Bằng (Yên Sơn) và An Khang (TP Tuyên Quang) đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. 4 xã còn lại, gồm: Thượng Lâm (Lâm Bình) đã hoàn thành 16 tiêu chí; Năng Khả (Nà Hang); Kim Bình (Chiêm Hóa); Bình Xa (Hàm Yên) hoàn thành 17 tiêu chí. Các xã này, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại vào năm 2015.
Đường bê tông nông thôn thôn Mỏ Ché, xã Tân Trào (Sơn Dương). |
Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, hầu hết các xã đã đạt những kết quả bước đầu. Các chương trình, đề án, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai hiệu quả. Xây dựng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất hàng hóa ổn định, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Các xã đã sử dụng vốn hỗ trợ phát triển xây dựng được các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bền vững.
Ngoài 7 xã điểm nói trên, toàn tỉnh có 10/129 xã đạt tiêu chí thu nhập (tăng 10 xã so với năm 2011); 36 xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo (tăng 32 xã so với năm 2011); 26 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động (tăng 22 xã so với năm 2011) và 62 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả (tăng 27 xã so với năm 2011). Các xã đều đã triển khai thực hiện các đề án, chính sách, quy hoạch đã được phê duyệt; lồng ghép các chương trình, dự án để định hướng hướng dẫn nhân dân và tập trung nguồn lực cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho nhân dân như các sản phẩm: Mật ong Phong Thổ, bưởi Xuân Vân, chè Bát Tiên Mỹ Bằng, chè Vĩnh Tân, gạo chất lượng cao Kim Phú... Chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng xây dựng chuỗi giá trị, bước đầu đã hình thành chuỗi giá trị cam sành Hàm Yên và đang tập trung phát triển chuỗi giá trị lạc, keo, lợn, trâu...
Một số bài học kinh nghiệm
Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đội ngũ cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở đã có những chuyển biến tích cực, năng lực quản lý điều hành được nâng lên. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và cách làm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương, người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới và vai trò chủ thể của họ.
Làm tốt công tác tuyên truyền đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Từ phong trào “Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới” đã huy động các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại về nội dung xây dựng nông thôn mới được quan tâm, góp phần xã hội hóa việc hỗ trợ kinh phí, vật liệu, xóa nhà tạm vào tham gia chương trình ở các xã. Xác định người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tập trung tuyên truyền cho nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới; giúp cho người dân thấy rõ những lợi ích được hưởng lợi từ chính chương trình này.
Các xã đều đã vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; lựa chọn nội dung công việc phù hợp, có tính đột phá, kịp thời ban hành cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Phát huy dân chủ ở cơ sở, lấy ý kiến người dân một cách nghiêm túc từ khâu hiến kế xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạng mục đầu tư; có sự tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, vật chất của người dân; việc người dân trực tiếp làm và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, chủ trương xây dựng nông thôn mới ở địa phương, có sự hòa quyện giữa “ý Đảng và lòng dân”.
Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới đã giúp cho cấp ?y, chính quyền các xã năng động, sáng tạo hơn, nhất là khi vai trò lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền được gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là việc vận dụng đúng đắn, sáng tạo lời dạy của Bác về vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; về “nói đi đôi với làm”; bài học về cán bộ, đảng viên phải gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, đặt lợi ích của dân lên trên hết. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
Theo: baotuyenquang.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã