Học tập đạo đức HCM

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm": Tiếp sức cho nông thôn mới

Thứ sáu - 26/05/2017 10:42
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang được Bộ NN&PTNT triển khai trên phạm vi toàn quốc. Là vùng đất “trăm nghề”, thị trường tiêu thụ rộng lớn, việc triển khai chương trình đang tiếp sức cho Hà Nội để phát triển nông thôn mới bền vững.
Khai thác tiềm năng, lợi thế 

Kết quả rà soát của Bộ NN& PTNT, khu vực nông thôn cả nước có 8.978 xã, trong đó có 8.911 xã xây dựng nông thôn mới. Do vậy, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ thúc đẩy kinh tế nông thôn, cơ cấu lại sản xuất, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 

Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy, sau 3 năm triển khai thí điểm đã phát triển được 210 sản phẩm, trong đó đã cấp giấy chứng nhận cho 39 sản phẩm có lợi thế quốc gia như: Tôm thẻ chân trắng, thủy sản chế biến... Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 50 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, cấp xã để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương một cách có hệ thống. 

Tại TP Hà Nội, có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm trên 60% số làng của thành phố). Trong đó, có 297 làng được UBND thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề; thu hút 175.000 hộ gia đình, hơn 2.060 công ty cổ phần, hơn 4.560 công ty TNHH, gần 1.470 doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã và 50 hội, hiệp hội tham gia. Năm qua, làng nghề Hà Nội đóng góp khoảng 15.000 tỷ đồng vào GDP của thành phố, tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn. Đơn cử như làng nghề xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), năm qua, doanh thu của làng đạt gần 1.000 tỷ đồng; mức tăng trưởng các năm từ 10 đến 14%/năm. Làng nghề Bát Tràng hiện không còn người thất nghiệp, thu nhập bình quân của thợ kỹ thuật đạt từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng cao, xã Bát Tràng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. 

Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung như: Nhãn chín muộn Đại Thành (huyện Quốc Oai), phật thủ Yên Sở, Đắc Sở (huyện Hoài Đức), rau hữu cơ Thanh Xuân, gà đồi Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn)… Đây là lợi thế lớn để các địa phương xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế, làm giàu cho nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới.

Gỡ nút các vấn đề dân sinh

Đánh giá về những lợi thế của Hà Nội trong phát triển chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Sau dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, Hà Nội dôi dư khá nhiều lao động cần chuyển sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm tại chỗ. Thông qua dồn điền đổi thửa, Hà Nội đã quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, là điều kiện thuận lợi để phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực. Trên thực tế, xã nào có nghề, có nhiều mô hình sản xuất phát triển thì ở đó kinh tế và thu nhập của người dân đều khá. Và những kết quả này cũng góp phần không nhỏ vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện Hà Nội đã có 255/386 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn lại 6 năm xây dựng nông thôn mới cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn những hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khâu chế biến, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm còn yếu… Nhiều sản phẩm làng nghề vẫn “bí” đầu ra, doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề thiếu vốn, công nghệ...

Từ thực tế trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất, mà còn giúp khu vực nông thôn giải quyết những vấn đề quan trọng và căn cơ trong phát triển như: Giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững... Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị “Phát triển mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp” diễn ra ngày 2-3-2017, Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề cương chương trình quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030" dự kiến sẽ trình Chính phủ trước tháng 9-2017. Chương trình này sẽ được phát triển trên 6 nhóm sản phẩm gồm: Thực phẩm (hoa quả, mật ong, gạo, thịt, xúc xích, trứng sữa…); đồ uống (rượu vang, rượu chưng cất, nước ép trái cây…); các loại thảo dược (thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc đông y); vải và may mặc; hàng lưu niệm, nội thất và trang trí; các dịch vụ du lịch ở nông thôn. Theo đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ về tín dụng, vùng sản xuất tập trung, khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại…

Cụ thể hóa chủ trương của Bộ NN&PTNT, TP Hà Nội đã xác định, tập trung chú trọng công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề cho lao động nông thôn, chú trọng đến chất lượng đào tạo để người học nghề tạo ra được các sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm. Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các làng nghề và sản phẩm làng nghề; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, vận động khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề tham gia các hội chợ trong và ngoài nước cũng là hướng đi để sản phẩm làng nghề có chỗ đứng trên thị trường. Cùng với phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường cũng sẽ được tăng cường, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
 
 
Theo Nguyễn Mai/hanoimoi.com .vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập356
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm352
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại824,282
  • Tổng lượt truy cập90,887,675
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây