Học tập đạo đức HCM

Cơ hội cho doanh nghiệp nông sản chuyển mình

Thứ tư - 27/06/2018 22:35
Mỗi năm Hàn Quốc chi ra khoảng 33 tỷ USD để nhập khẩu nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, tới cuối quý II/2017, lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt chưa tới 1,5% trên tổng số này.

Theo ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho rằng, Hàn Quốc được coi là thị trường khó tính, áp dụng tiêu chuẩn cao về kiểm dịch động vật và thực phẩm nhập khẩu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nông sản Việt có mặt tại Hàn Quốc chưa nhiều. Trong thời gian tới, muốn xâm nhập thị trường Hàn Quốc hiệu quả, DN xuất khẩu của Việt Nam cần phải lưu ý các yêu cầu về kiểm dịch.

Phải nhìn nhận một thực tế, mặc dù hàng nông sản của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn, nhưng chỉ khi đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật ngày một khắt khe trong sản xuất và bảo quản thì hàng trái cây xuất khẩu mới có nhiều cơ hội vào những thị trường đã phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu. Tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang làm DN gặp rắc rối lớn, như gần đây hồ tiêu xuất khẩu sang EU, Ấn Độ có nguy cơ bị đình chỉ vì dư lượng Metalaxyl (hoạt chất trừ nấm) cao.

Thậm chí, có hơn 221 loại thuốc trừ sâu được phát hiện có trong rau củ, trong đó gần một nửa vượt quá nồng độ tối đa cho phép hoặc bị cấm, chính vì vậy khoảng 10 năm qua, các nước như Úc, Mỹ, Nhật, EU đã từ chối 483 sản phẩm rau củ của Việt Nam với trị giá hơn 1 tỷ USD.

Theo ông Kwon Chan-hyeok, quan chức Bộ Người tiêu dùng Hàn Quốc, người Hàn Quốc đặt tính an toàn của nông sản, thực phẩm lên hàng đầu, sau đó mới tới chất lượng, mùi vị, hình thức bên ngoài, giá cả và giá trị dinh dưỡng. Việc thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý danh mục dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (PLS) của Hàn Quốc nhằm ngăn ngừa các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe do hấp thụ dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân. Mặt khác hệ thống PLS cũng định hướng để người sản xuất nông sản sử dụng các biện pháp phù hợp trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Nếu như đầu năm 2017, Hàn Quốc chỉ mới áp dụng PLS cho các loại hạt, quả hạch và trái cây nhiệt đới thì đến giai đoạn 2, kể từ 1/1/2019, hệ thống này sẽ áp dụng cho toàn bộ các mặt hàng nông sản. Bộ Công thương cho biết, trong thời gian tới, 370 loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ chịu sự kiểm tra chuyên sâu tại cảng nhập khẩu được chỉ định của Hàn Quốc.

Đại diện Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc khuyến cáo, DN Việt Nam cần nhanh chóng rà soát hàng trái cây xuất khẩu của mình xem có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nào chưa có tiêu chuẩn an toàn về dư lượng tại Hàn Quốc. Các loại trái cây mà Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm về loại/dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong top 20 sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang Hàn Quốc như rau cải củ, tía tô, rau cải cúc, rau chân vịt, hẹ…

Một thực trạng đang diễn ra là DN không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ các tiêu chuẩn sản xuất sạch như VietGAP, Global GAP nên không thể kiểm soát được dư lượng thuốc trừ sâu.

Dù không quá quan ngại với chính sách mới của Hàn Quốc, nhưng ông Lê An Hải nhận định, việc áp dụng PLS của Hàn Quốc là một thách thức. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để nông sản Việt Nam nâng cao chất lượng, thương hiệu để tiếp cận các thị trường có tiêu chuẩn cao hơn.

“DN phải thường xuyên cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn, chính sách đối với hàng nhập khẩu của đối tác để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu thực tế. Đồng thời, DN cũng cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách khoa học và hiệu quả, đảm bảo sự an toàn, phát triển bền vững”, ông Hải đưa ra khuyến cáo.

Do đó, để nâng cao giá trị xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Hàn Quốc, DN phải kiểm soát tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quy trình sản xuất nông sản từ người trồng cho đến thương lái thu mua và DN xuất khẩu. Điều này cần sự hợp sức của cả nhà nông, các DN thu mua, sơ chế... và cả các giải pháp để kiểm soát hiệu quả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của chính quyền.

Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa, đại diện cho nhiều DN xuất khẩu) cho rằng, các DN cần chủ động liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để có được chính sách về thị trường cũng như những cảnh báo, đặc biệt là về dư lượng hóa chất.

Theo Minh Lâm/thoibaonganhang.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại736,031
  • Tổng lượt truy cập90,799,424
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây