Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2017, hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới những hạn chế của một mô hình tăng trưởng bắt nguồn từ việc tăng cường các hệ thống sản xuất, bao gồm việc sử dụng lao động, hóa chất và tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn hiệu quả và tăng thêm giá trị.
Tăng trưởng nông nghiệp đang giảm dần và khả năng cạnh tranh của Việt Nam với vai trò là nhà cung cấp hàng hoá rời rạc, không có sự khác biệt đang là những dấu hiệu cảnh báo khiến ngành nông nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh về lao động, đất đai và các nguồn lực khác.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh, cùng với các diễn biến bất lợi do biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra, ngành nông nghiệp của Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn, bắt buộc phải thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm, theo đó sản xuất nông nghiệp phải dựa trên việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xác định việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất là giải pháp đột phá, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, thời gian qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản từng bước đưa các giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế vào sản xuất, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phương, bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay được coi là giải pháp đột phá, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Vì vậy, thời gian qua ngành nông nghiệp đã có nhiều chủ trương, chính sách về đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó từng bước đưa các giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế vào sản xuất, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phương; bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Có thể thấy, việc ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc nhân rộng CNSH còn gặp nhiều khó khăn về chi phí đầu tư, tập quán sản xuất, quy mô…
Do đó, để đẩy mạnh ứng dụng CNSH rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Phát huy có hiệu quả các chương trình khoa học - công nghệ, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng gắn với sản xuất và phục vụ sản xuất, các lĩnh vực có khả năng tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm.
Kết quả, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản trong thời gian qua đã tập trung xác lập các giống cây trồng chủ lực, giống vật nuôi chủ yếu; mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm đạt năng suất, chất lượng cao và hiệu quả; đã tiến hành khảo nghiệm, lưu giữ và đưa giống, bộ gien cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu; xây dựng các mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp góp phần thực hiện chương trình nông thôn mới ở các địa phương.
Ngoài ra, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ sinh học được chuyển giao và xây dựng tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó, thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ đang mang đến những hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân ứng dụng vào sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất.
Có thể nói, phát triển công nghiệp sinh học là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội, là giải pháp quan trọng để phát triển một nền kinh tế xanh, bền vững. Để phát triển KHCN nói chung và CNSH nói riêng đã đến lúc phải thay đổi tư duy, bỏ cách nghĩ cảm và duy ý chí.
Thay vào đó là cái nhìn toàn diện hay cách nhìn tổng thể theo một hệ thống đồng bộ. Như vậy, bài toán KHCN nói chung, trong đó có CNSH không thể được giải bằng tư duy đang vận hành.
Nếu thật sự muốn CNSH trở thành động lực phát triển cần phải đổi mới mang tính chất đột phá từ tư duy chiến lược, các chính sách khả thi, nguồn nhân lực đủ tâm đủ tầm đến tổ chức thực hiện.
Rõ ràng để làm được như vậy cần phải có bước đi thích hợp từ mức độ thấp đến cao, vừa có thời gian đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển thị trường trong khoảng 5 đến10 năm./.
Bảo Anh/congluan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã