Thực tế, đến thời điểm này có thể khẳng định việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã và đang tạo ra sự chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động và góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, thưa ông?
- Xét về hiệu quả kinh tế, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp phẩm. Qua tổng kết của chúng tôi cho thấy, trong sản xuất lúa, nếu thực hiện cơ giới hóa đồng bộ sẽ giảm chi phí, tăng hiệu quả từ 6,5- 9 triệu đồng/ha. Như vậy, với 200.000ha lúa, nếu thực hiện tốt chương trình này sẽ làm cho bà con nông dân có thêm thu nhập khoảng 1.300-1.800 tỷ đồng/năm… Chính vì vậy, theo tôi, hiện nay cần cấp thiết phải thực hiện chương trình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, trước hết là trong sản xuất lúa.
Việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. |
Bên cạnh những lợi ích kinh tế, thì sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác có phải là một yếu tố tạo tiền đề để đẩy mạnh cơ giới hóa?
- Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề dịch vụ, thương mại và công nghiệp gia tăng nhanh chóng khiến lao động trong nông nghiệp ở thủ đô thiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt vào vụ gieo trồng và thu hoạch. Việc thuê nhân công thời vụ gặp nhiều khó khăn, giá thuê mướn cao gấp 2- 3 lần so với lúc nông nhàn nên nông dân không còn mặn mà với nghề trồng lúa. Hơn nữa, độ tuổi lao động trong nông nghiệp cũng ngày càng già hóa…
Nhưng cũng phải nói thêm rằng, khi bắt tay thực hiện “cuộc cách mạng cơ giới hóa nông nghiệp” chúng ta gặp thêm nhiều khó khăn, cản ngại, từ nhận thức của cán bộ đảng viên đến nhân dân còn hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp, trình độ nhân lực nông thôn thấp, công tác dồn điền đổi thửa còn chậm…
Dù còn gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng ông kỳ vọng như thế nào trong việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ?
- Phải khẳng định rằng, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp không chỉ góp phần phát triển lực lượng sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân mà còn là một cú hích thúc đẩy quan hệ sản xuất được hoàn thiện, HTX dịch vụ nông nghiệp và tổ HTX được củng cố, hoạt động đi vào thực chất có hiệu quả. Đồng thời, góp phần hình thành và chuyển hóa từ người nông dân thuần túy thành công nhân nông nghiệp, chất lượng lao động trong nông nghiệp rõ ràng được nâng cao. Các giải pháp thúc đẩy cơ giới hóa sẽ tạo thế và đà cho nông nghiệp thủ đô phát triển bền vững.
Thời gian vừa qua, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp đã được thủ đô triển khai như thế nào, nhất là trong bối cảnh thủ đô Hà Nội đang tích cực xây dựng nông thôn mới, thưa ông?
- Hà Nội xác định cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là bước đi tất yếu của nông nghiệp và cũng là sự đảm bảo cho việc hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điều này được chứng minh rất rõ ở các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thanh Oai và nhiều huyện khác của Hà Nội; các địa phương đều đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn bộ sản xuất nông nghiệp thủ đô đều được thực hiện cơ giới hóa đồng bộ. Đặc biệt, việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất tập trung, sản phẩm nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, đưa nông nghiệp thủ đô vươn lên đứng đầu cả nước, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân theo như Chỉ thị 02 của Thành ủy Hà Nội.
Xin cảm ơn ông!
Minh Hồng (thực hiện)
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã