Học tập đạo đức HCM

Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư phát triển giao thông nông thôn

Thứ hai - 07/09/2015 05:05
(Taichinh) - Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu 100% đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa, tỷ lệ này ở đường xã tối thiểu là 70%. Tuy nhiên, để giải quyết khó khăn về vốn, ngoài nguồn từ ngân sách, phương thức xã hội hóa cũng cần được đẩy mạnh, huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển giao thông nông thôn.

Nguồn vốn chưa đáp ứng nhu cầu

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống giao thông nông thôn hiện nay phục vụ cho gần 70% dân số cả nước. Để giải quyết khó khăn về nguồn vốn trong phát triển hệ thống giao thông nông thôn, ngành Giao thông Vận tải đã áp dụng thành công hình thức huy động các nguồn lực xã hội, trong đó có nguồn lực từ nhân dân. Chính phủ đã thể chế hóa các nghị quyết, nghị định và quyết định; bộ ngành và các địa phương đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đối với giao thông nông thôn. Nhiều địa phương đã kêu gọi sự đồng thuận thực hiện từ phía người dân để họ tự nguyện hiến đất, đóng góp sức lao động trong thi công công trình giao thông nông thôn.

Chính sự nỗ lực và quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cũng như sự ủng hộ của đông đảo các tổ chức, cá nhân, sự đóng góp trực tiếp của nhân dân, đã giúp tổng nguồn vốn huy động cho phát triển giao thông nông thôn 5 năm qua (2010-2015) tăng vượt bậc (bằng 183% so với 10 năm trước). Giai đoạn này, cả nước đã huy động được 186.194 tỷ đồng dành cho giao thông nông thôn (cả đầu tư xây dựng và bảo trì giao thông nông thôn), bằng 183% so với 10 năm trước (101.776 tỷ đồng). Trong đó, vốn xây dựng là 180.757 tỷ đồng, bình quân 36.151 tỷ đồng/năm (tương đương 1,72 tỷ USD/năm). Vốn bảo trì là 5.437,5 tỷ đồng, bằng 3% vốn đầu tư xây dựng. Cơ cấu nguồn vốn được chia theo tỷ lệ cụ thể như sau: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 28%; Ngân sách địa phương 43,2%;Vốn ODA trực tiếp tại các địa phương 3,2%;Vốn huy động xã hội hóa 2,7%;Vốn đóng góp của nhân dân 15,4%;Vốn khác 7,4%...

Với số tiền 27.026,6 tỷ đồng tiền đóng góp của nhân dân trong giai đoạn 2010 - 2015 cho thấy, người dân đã rất đồng thuận và góp sức khá nhiều vào trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn. Đây là số vốn rất lớn trong bối cảnh chính sách đầu tư công có nhiều thay đổi; điều kiện tại các vùng nông thôn, miền núi, đời sống và thu nhập của nhân dân thấp hơn khu vực thành thị. Bên cạnh việc đóng góp bằng tiền, nhân dân khắp cả nước đã đóng góp nhiều nguồn lực khác như hiến khoảng 3.309 ha đất, trên 7,8 triệu ngày công lao động và các loại vật liệu xây dựng chưa quy thành tiền. Cộng đồng DN, hợp tác xã cũng đã có những ủng hộ to lớn cho phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn bằng nhiều hình thức, đóng góp tiền, ủng hộ xi măng, vật liệu xây dựng… Điển hình như tại tỉnh Nghệ An, tuy địa hình Tỉnh phức tạp, diện tích và dân số lớn nhưng trong giai đoạn 2010-2015 đã huy động được trên 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn, trong đó đã huy động nhân dân và xã hội đóng góp được trên 1.700 tỷ đồng; hay như Cà Mau là vùng sông nước, địa hình chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt nhưng cũng đã huy động DN đầu tư vào xây dựng mới trên 3.000 chiếc cầu, sữa chữa 810 chiếc cầu…

Nhờ nỗ lực trên, trong giai đoạn này, hệ thống giao thông nông thôn đã có bước phát triển cả về lượng và chất, cả về kết cấu hạ tầng và quản lý khai thác; đã xây dựng mới được trên 47.436km đường và 15.474 cầu; cải tạo nâng cấp sửa chữa 103.394km và 11.503 cầu; cứng hóa cho 222.246km mặt đường các loại…

Tuy vậy, nguồn vốn dành cho giao thông nông thôn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện nay. Nguyên nhân là do nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu. Ước tính kinh phí để hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới cần tới 200.000 tỷ đồng (trên 40.000 tỷ đồng/năm), chưa kể xây dựng cầu để kết nối các huyện, xã.

So với vốn đầu tư xây dựng đường, vốn dành cho bảo trì đường giao thông nông thôn hiện còn rất thấp và thiếu. Tỷ lệ vốn cho đầu tư phát triển (97%) hiện còn chênh lệch lớn so với số vốn dành cho bảo trì (3%). Trong khi, giới tư vấn quốc tế khuyến cáo, tỷ lệ trên phải là 75% và 25% (cơ cấu 4/5 và 1/5 trong tổng vốn dành cho giao thông nông thôn). Giai đoạn 2010-2015, chỉ khoảng 5.437,5 tỷ đồng (bằng 3% vốn đầu tư xây dựng đường).

Việc kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT và các hình thức khác cho tư nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác giao thông ở đa số các địa phương còn chậm; nhiều nơi có tiềm năng nhưng chưa thực thiện việc thu hút đầu tư. Quy hoạch phát triển giao thông còn hạn chế, kết nối với các loại hình vận tải khác, quy hoạch thoát nước và các quy hoạch khác chưa đồng bộ. Chất lượng thi công các tuyến đường giao thông nông thôn còn chưa cao cả trong giai đoạn đầu tư xây dựng và bảo trì. Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào giao thông nông thôn còn chậm…

Nhân rộng mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

Giai đoạn 2016-2020, ngành Giao thông Vận tải xác định mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng, phát triển giao thông nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn đồng bộ, phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 gắn với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, đến năm 2020, hoàn thành 4 chỉ tiêu về nhựa hóa, bê tông xi măng hóa 100% đường xã, đường liên xã. Bên cạnh đó, hoàn thành ít nhất 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới với 4 tiêu chí về giao thông nông thôn và đạt tỷ lệ 70% số xã được cứng hóa đường trục thôn xóm theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; đến năm 2020 cũng sẽ hoàn thành giai đoạn II xây dựng hơn 3.900 cầu của Đề án xây dựng cầu dân sinh tại 50 tỉnh, thành trên cả nước…

Như vậy, mục tiêu đặt ra từ nay đến năm 2020 là rất lớn, tiêu chí nông thôn mới về giao thông nông thôn còn tới 25% số xã mới đạt được 50% số xã đạt xã nông thôn mới. Hướng tới, quan trọng nhất là huy động các nguồn lực của Trung ương và địa phương đầu tư giao thông nông thôn; các bộ ngành Trung ương cần tính toán để tăng thêm nguồn lực, lồng ghép vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác (ODA, các nhà tài trợ…); cố gắng tăng cao gấp 2 lần so với giai đoạn 5 năm trước là tốt. Việc bố trí vốn ngân sách địa phương, các tỉnh, thành cần chủ động và chú ý đến từng vùng, ưu tiên cho các xã miền núi, nhất là các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, thu ngân sách thấp. Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ các địa phương về mặt kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ làm đường giao thông nông thôn tốt hơn; chuẩn hóa các tiêu chuẩn… Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; Đa dạng hóa các hình thức xã hội hóa, nghiên cứu áp dụng các hình thức công – tư đối với đường giao thông nông thôn, trong đó:

(i) Áp dụng hình thức BT theo hướng DN bỏ kinh phí xây dựng đường, chính quyền trả nhà đầu tư bằng đất, cho khai thác vật liệu xây dựng hoặc các hình thức khác;

(ii) Áp dụng hình thức BOT đối với việc xây dựng đường huyện, đường có lưu lượng lớn và các công trình bến phà, cầu phao, bến xe và các hạng mục khác có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

(iii) Kết hợp giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất thương mại dịch vụ giao thông vận tải để chuyển nhượng, cho thuê tạo thêm vốn cho phát triển đường giao thông nông thôn;

Bên cạnh đó, cần tích cực vận động người dân tham gia vào công cuộc xây dựng giao thông nông thôn, tuy nhiên huy động phải vừa sức dân, chú ý đến vùng nghèo và người nghèo, đối với vùng nghèo ngân sách là chủ yếu. Nhân rộng các mô hình điển hình, hoạt động có hiệu quả như: Nhân dân tự tổ chức thực hiện Nhà nước hỗ trợ vốn, vật liệu (xi măng, sắt thép); thành lập các tổ đội thi công miễn phí dân nuôi. Tích cực kêu gọi, vận động sự hảo tâm của kiều bào nước ngoài thông qua hội đồng hương; các DN đang hoạt động, kinh doanh trên địa bàn, các cán bộ đang công tác gương mẫu đóng góp kinh phí để làm đường giao thông nông thôn cho quê hương.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 8
theo http://tapchitaichinh.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại734,533
  • Tổng lượt truy cập90,797,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây