Học tập đạo đức HCM

Đan Phượng (Hà Nội): Nông thôn mới trong lòng Thủ đô

Thứ năm - 16/08/2012 23:18
Đến Đan Phượng hôm nay bắt gặp một màu xanh ngập tràn, những tuyến đường quốc lộ, liên thôn, liên xã sạch tinh nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Việt Bắc, Tây Bắc. Trong chuyến về thăm và làm việc với huyện Đan Phượng, ngày 16-8, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm phấn khởi cho rằng, Đan Phượng giờ không chỉ là cửa ngõ của Thủ đô mà đã trở thành địa phương nằm trong lòng Thủ đô, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim của thành phố ngàn năm văn hiến.
 
 
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm 
tặng quà cho các cháu thiếu nhi trường Mầm non 
đạt chuẩn quốc gia xã Song Phượng
Ảnh: Hoàng Long
 
Truyền thống anh hùng
 
Đan Phượng được biết đến là quê hương khởi nguồn cho phong trào phụ nữ ba đảm đang khi đạt 5 tấn thóc/ha đầu tiên của miền Bắc, trước cả tỉnh Thái Bình. Nhưng nếu phụ nữ Đan Phượng được biết đến như một biểu tượng cho người con gái đảm đang thì thanh niên trai tráng Đan Phượng lại mang trong mình trái tim quả cảm, sẵn sàng xông pha ra chiến trường khi Tổ quốc cần. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đan Phượng có gần 1.000 liệt sĩ, cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng khiến hơn 2.000 người con thân yêu của Đan Phượng ngã xuống. Gần 200 bà mẹ được phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng. Với những hy sinh lớn lao đó, Đan Phượng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
 
10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đan Phượng đạt 16,94%, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 16,8 triệu đồng, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2002. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm tới cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm.
Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đinh Hữu Hạnh cho rằng, để giáo dục thế hệ thanh niên tự hào về lịch sử của đất nước, quê hương và hiểu được giá trị nhân văn của đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, hàng năm, huyện Đan Phượng đều xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chăm sóc các gia đình chính sách. Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa” của huyện huy động vượt chỉ tiêu giao, hỗ trợ kịp thời cho các hộ gia đình chính sách.
 
Dâng hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm liệt sỹ của huyện, Chủ tịch Huỳnh Đảm không khỏi xúc động trước những hy sinh lớn lao mà người dân Đan Phượng hiến dâng cho Tổ quốc. Chủ tịch khẳng định, trong chiến tranh, Đan Phượng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, và mong muốn trong thời bình Đan Phượng sẽ phấn đấu để đạt được danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Huỳnh Đảm, trong những năm gần đây huyện tập trung vào đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, phát triển mạnh nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao. Với nhiều mục tiêu nhanh và mạnh như vậy, lòng dân đã yên?
 
Huyện có nhiều cái nhất
 
Hiện nay, phần lớn huyện Đan Phượng nằm trong quy hoạch khu đô thị S1, S2...Bức tranh quy hoạch hệ thống giao thông và các hạ tầng khác ở Đan Phượng đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ trên các lĩnh vực và cũng đòi hỏi những nhu cầu đổi mới cấp thiết cho một đô thị trong tương lai, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Đây được xem là một khâu đột phá của Đan Phượng. "Chúng tôi thực hiện theo phương châm "rối ở đâu, gỡ ngay ở đó”, chính vì vậy không có đơn thư vượt cấp, không có khiếu nại đông người. Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, có những mảnh đất có giá 160 triệu đồng/m2 nhưng người dân vẫn đồng lòng ủng hộ hiến đất”, ông Hạnh nhấn mạnh.
 
Đan Phượng còn được biết đến với nhiều mô hình sáng tạo, đi đầu như công tác giáo dục đào tạo với nhiều chính sách ưu tiên cho con em các gia đình chính sách. Công tác bảo vệ môi trường như dự án cải tạo ao môi trường, một mô hình mới, tiêu biểu trên cả nước...
 
 
Xã Song Phượng, huyện Đan Phượng 
được xây dựng khang trang, đạt tiêu chí nông thôn mới
ảnh: Quốc Anh
 
"Với chủ trương dân bàn, dân làm, Mặt trận và các đoàn thể đã vào cuộc tuyên truyền, vận động tới từng người dân để họ tin vào một cuộc đổi thay trong tương lai bằng chính sự đóng góp đắp đổi của mỗi người từ ngày hôm nay. Chính lòng tự hào, yêu quê hương đã khiến nhân dân huyện Đan Phượng hướng tới cộng đồng bằng những việc làm thiết thực. Lòng dân đã thuận”, Chủ tịch MTTQ huyện Đan Phượng Đặng Văn Hội cũng khẳng định.
 
Lòng dân đã thuận, bởi vậy, việc xã hội hóa các công trình phúc lợi được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đặc biệt là công cuộc xây dựng nông thôn mới. Hàng ngàn hộ dân đóng góp hàng ngàn ngày công, hiến 1.920m2 đất để mở rộng đường thôn xóm, nhân dân tự đóng góp trên 28 tỷ đồng từ đó đã có những con đường bê tông hóa, cống rãnh thoát nước có nắp đậy bảo đảm vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng...
 
Đi trên con đường làng phẳng phiu sạch đẹp để vào thăm trường Mầm non xã Song Phượng- xã điểm nông thôn mới đang được các địa phương đến học tập kinh nghiệm, Chủ tịch Huỳnh Đảm vui mừng nhận thấy một luồng gió mới trên quê hương năm tấn.
 
Chủ tịch Huỳnh Đảm khẳng định, có một Song Phượng hay Ðan Phượng như hôm nay chính là nhờ sự đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HÐND, UBND huyện với tinh thần làm việc quyết liệt, hiệu quả, đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của MTTQ và các thành viên. Tuy nhiên, Chủ tịch Huỳnh Đảm cũng cho rằng, quy hoạch nông thôn mới phải là một quy hoạch hợp lý, không thể áp đặt, không hành chính hóa. Đã có nhiều bài học về sự lãng phí khi chợ xây xong bỏ không, nhà văn hóa không ai đến. Để Đan Phượng có một bước đi bền vững hơn, Chủ tịch Huỳnh Đảm đề nghị, trên cơ sở nhà nước quản lý, nhân dân thực hiện, chính quyền Đan Phượng cần có sự đầu tư và quy hoạch hợp lý gắn với việc huy động sức dân. MTTQ huyện cần tiến hành rà soát, chọn lọc trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí nào phù hợp thì lồng ghép, làm tiêu chí đánh giá cho CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
 
Trong không khí tất bật khẩn trương xây dựng nông thôn mới, vẫn dễ dàng nhận thấy niềm tự hào của người dân vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Ngày kỷ niệm Cách mạnh Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đã tới gần. Niềm tự hào ấy lại lấp lánh qua từng câu chuyện của cán bộ, người dân nơi đây khi kể về vinh dự của làng Thu Quế, xã Song Phượng - Là nơi nuôi giấu cán bộ, phóng viên báo Cứu quốc (tiền thân của báo Đại Đoàn Kết), cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh thời tiền khởi nghĩa. Cũng chính tại nơi này cách đây 67 năm, báo Cứu Quốc đã in lời kêu gọi tổng khởi nghĩa giành chính quyền mùa thu năm 1945.
 
Dạ Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại871,255
  • Tổng lượt truy cập90,934,648
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây