Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn nông thôn mới ở Hòa Sơn

Thứ bảy - 24/10/2015 10:10
Về Hoà Sơn (Lương Sơn) những ngày này, chúng tôi được chia sẻ niềm vui với người dân nơi đây khi xã vừa tổ chức đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 9 vừa qua. Đường sá đi lại thông thoáng, thuận tiện, cảnh sắc tươi mới, những ngôi nhà vững chãi, khang trang ẩn mình dưới những vườn cây trái xanh tốt gợi lên khung cảnh miền quê yên bình. Trong 5 năm (2011-2015), Hòa Sơn đã có những nỗ lực vượt bậc, giành quyết tâm cao nhất để xây dựng thành công xã NTM.
Xã Hòa Sơn nằm ở cửa ngõ huyện Lương Sơn, giáp với thị trấn Xuân Mai (Hà Nội), có QL6 và đường Hồ Chí Minh đi qua, vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện, lực lượng lao động trẻ, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng cơ bản, đến năm 2011, qua đánh giá xã đã đạt 9 tiêu chí NTM. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi, tạo nền tảng để xã thực hiện chương trình xây dựng NTM nhanh, hiệu quả, về đích đúng kế hoạch, lộ trình. Đồng chí Nguyễn Đình Hiếu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Quá trình thực hiện chương trình, cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh, chỉ đạo, tích cực tuyên truyền, phát động phong trào thi đua xây dựng NTM sâu rộng trong nhân dân. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân có chuyển biến tích cực, đã huy động được sự đóng góp của nhân dân về ngày công, vật tư, hiến đất, tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Trong 5 năm, xã đã huy động tổng kinh phí xây dựng NTM trên 82 tỉ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp và các nguồn khác trên 33 tỉ đồng, chiếm 40,3%. Từ nguồn lực đầu tư đã từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn trên toàn xã. Hệ thống giao thông đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt 62,02%, đường ngõ, xóm cứng hoá đạt 90%. 3 trạm biến áp được xây mới, 400 cột điện, 25,54 km đường dây được thay thế góp phần cung cấp điện ổn định cho 100% hộ dân trong xã được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Khu sân vận động trung tâm xã được nâng cấp, Trung tâm học tập cộng đồng kết hợp nhà văn hóa xã được xây mới, các nhà văn hóa mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thúc đẩy phong trào VH-TT trên địa bàn phát triển sôi nổi, mạnh mẽ. Nhân dân tích cực hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” gắn liền với phong trào thi đua “Lương Sơn chung sức xây dựng NTM”, “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”. Vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn được chính quyền xã và nhân dân hết sức coi trọng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, cơ sở nâng cao ý thức, tích cực gìn giữ vệ sinh môi trường trong SX-KD, sinh hoạt được thực hiện thường xuyên. Trên địa bàn xã không có các hoạt động suy giảm môi trường, 38 cơ sở SX-KD đều đạt tiêu chuẩn về môi trường, rác thải sinh hoạt từng bước được thu gom và xử lý theo quy định. Hiện, 97% hộ dân trong xã được sử dụng nước hợp vệ sinh. Toàn xã có trên 140 hộ được vay vốn để cải tạo các công trình vệ sinh, nước sạch với số tiền trên 1,6 tỉ đồng.
 
Mở hướng trong sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, xã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các mô hình cây, con có hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, đầu tư trồng các loại cây ăn quả với diện tích 120 ha, trong đó, cây có múi như bưởi, cam, chanh đào 57,36 ha, xã đã xây dựng được 1 tổ hợp tác trồng cam, chanh đào. Các mô hình trồng đậu tương, khoai tây, khoai lang, ngô lai, bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế rõ nét. Nhiều lớp dạy nghề được tổ chức như may công nghiệp, mây - tre đan, làm chổi chít, làm nón... Người lao động thường xuyên được thông tin nhu cầu việc làm, tuyển dụng  lao động của các DN trong và ngoài địa bàn để tiếp cận tìm việc làm. Nhờ đó, hầu hết người lao động trong độ tuổi của xã đều có việc làm thường xuyên, đạt tỷ lệ 92,1%. Ngoài ra, phát triển CN-TTCN, ngành nghề nông thôn được xã coi trọng, tạo điệu kiện thuận lợi cho nhân dân đầu tư phát triển như chế biến nông, lâm sản, kinh doanh dịch vụ, sửa chữa cơ khí, làm gạch... Hiện CN-TTCN, ngành nghề nông thôn chiếm 40% cơ cấu kinh tế của xã.
 
Những kết quả đạt được của Hòa Sơn đã tạo nên dấu ấn trong tiến trình xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn xã mang một diện mạo mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 2,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,3 triệu đồng/năm, tăng 197,5% so với năm 2011.
 
 
 
 
                                                                                           Theo Hà Thu/baohoabinh.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay63,492
  • Tháng hiện tại768,605
  • Tổng lượt truy cập90,831,998
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây