Ảnh minh họa |
Dự thảo này nhằm hướng dẫn việc thu nộp, quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định tại Điều 5 và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP.
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
Theo dự thảo, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức tỷ lệ phần trăm (%) cụ thể (đảm bảo không thấp hơn 50%) để tính thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa tại địa phương theo từng địa bàn.
Theo dự thảo, mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được tính như sau:
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Trong đó: Tỷ lệ phần trăm (%) tính tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo mức thu do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đối với từng địa bàn. Diện tích là diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. Giá đất là giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
Hàng năm, ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Dự thảo nêu rõ, diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.
Về nguồn và cơ chế hỗ trợ, theo dự thảo, đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí. Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%, được ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí. Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện...
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theo Tuệ Văn/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã