Học tập đạo đức HCM

Đầu tư hiệu quả chợ dân sinh

Thứ hai - 29/07/2013 21:55
Chợ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, là nơi trung chuyển, lưu thông, tiếp nối và gắn kết giữa người mua và người bán, giữa sản xuất và tiêu dùng. Chợ là nơi tiêu thụ hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp người dân bán được sản phẩm làm ra, mua hàng hóa và các nhu cầu trong sinh hoạt. Ðây cũng là nơi thể hiện văn hóa đặc trưng một số dân tộc, vùng, miền đất nước, là tiêu chí và nội dung trong xây dựng nông thôn mới...

 

Tuy nhiên, việc xây dựng chợ hiện nay có nhiều nghịch lý: Nơi cần thì không có hoặc để chợ xập xệ. Nơi mới xây xong thì để hoang hóa 5 đến 7 năm vẫn chưa hoàn thành. Thậm chí, không ít nơi chợ cũ "lên đời" thành trung tâm thương mại thì không còn là chợ nữa vì đìu hiu, số nhân viên quản lý đông hơn cả người bán, người mua.

Nguyên nhân gây nên sự lãng phí khá đa dạng: Có nơi quy hoạch chợ vào vị trí không thích hợp, trên đồi cao hay ngoài bãi vắng, địa thế bất tiện nhiều mặt, thậm chí nhiều lỗi kiến trúc và xây dựng, thiếu kết nối hạ tầng hay xa nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nên vắng khách; không ít nơi bất chấp quy hoạch và thực tế thị trường, hình thành phong trào đầu tư dàn trải, chợ chưa xây xong thì thiếu kinh phí đành bỏ hoang. Một số nơi doanh nghiệp đấu thầu xây chợ dùng nhiều "chiêu, trò" tăng chi phí khiến giá thuê chỗ bán hàng ở chợ mới đội lên nhiều lần so với chợ cũ. Vé vào chợ quá đắt đỏ, bị tiểu thương và người mua quay lưng, chợ không còn đúng nghĩa của nó và đứng trước nguy cơ "vỡ chợ" hoặc phải thay đổi công năng...

Thực tế phát triển chợ tràn lan thiếu hiệu quả ở nhiều nơi cho thấy, các cấp, ngành địa phương cần nghiêm túc xem xét, chủ động rà soát, trên cơ sở thực tế của các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chợ, lựa chọn cơ chế quản lý phù hợp, linh hoạt đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội. Ðồng thời, nghiên cứu triển khai các giải pháp hành chính và thị trường hỗ trợ khác phù hợp, kể cả buộc di dời chợ cũ, chợ tự phát vào chợ theo quy hoạch. Chỉ khi đó, chợ mới thật sự phát huy được hiệu quả đầu tư, khắc phục những nghịch lý về chợ dân sinh đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo nhandan.org.vn


 Tags: là nơi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại806,912
  • Tổng lượt truy cập90,870,305
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây