Học tập đạo đức HCM

Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp trong xây dựng NTM

Thứ tư - 24/05/2017 22:30
Ở nước ta, lúa là cây lương thực chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu cây trồng. Nhưng hiệu quả sản xuất lúa lại khá thấp so với nhiều loại cây trồng khác. Vì vậy, trong xây dựng NTM cần ưu tiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) cao cho cây lúa.

 

20141014-104713165323986
Cơ giới hóa thu hoạch lúa

Thực tế ngành sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng nước ta hiện nay, các khâu làm đất, tưới tiêu đã cơ bản được cơ giới hóa. Các khâu gieo cấy, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch lúa, vẫn chủ yếu là lao động thủ công cơ bắp. Một số năm gần đây, có nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư kinh phí hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy sạ hàng… nhưng kết quả đạt được còn khá hạn chế.

Nguyên nhân do ruộng canh tác không đồng đều, trong cùng xứ đồng nhưng nông dân gieo cấy nhiều giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau, thời vụ gieo cấy cũng không đồng thời, nên lúa trỗ, chín không cùng thời gian, dẫn đến trong cùng xứ đồng, vàn ruộng có nhiều ruộng lúa thu hoạch “xôi đỗ”, gây khó khăn cho việc vận hành, di chuyển của các loại máy móc.

Mặt khác từ khi Nhà nước giao khoán ruộng canh tác cho nông dân, đất canh tác đã bị chia nhỏ manh mún, các bờ vùng, bờ thửa bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình triển khai ứng dụng tiến bộ KHKT vào thâm canh lúa. Mặc dù, một số địa phương đã tiến hành dồn thửa đổi, nhưng qui mô diện tích thửa ruộng vẫn còn khá nhỏ, chưa phù hợp cho các loại máy móc hoạt động.

Để đẩy nhanh CNH-HĐH với cây lúa, cần thực hiện rất nhiều giải pháp căn cơ đồng bộ, và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền. Trong đó, cần khuyến khích thành lập các HTX chuyên canh lúa, trên cơ sở các hộ nông dân tự nguyện tham gia; thâm canh lúa theo phương châm “cùng trà, liền thửa, khác chủ”. Đó là, trong một xứ đồng hoặc nhiều xứ đồng liền kề, có nhiều hộ nông dân sở hữu ruộng, nhưng chỉ gieo cấy một giống. Nếu gieo cấy nhiều giống thì các giống phải có thời gian sinh trưởng tương đương, sao cho các ruộng lúa trỗ và chín đồng thời. Tuyệt đối không để những ruộng lúa chín “xôi đỗ”.

Chú ý, khi qui hoạch chỉnh trang lại đồng ruộng xây dựng NTM, cần qui hoạch mở, bờ vùng có thể cố định, nhưng bờ thửa phải linh hoạt có thể phá đi khi làm đất và thu hoạch, đắp ngăn giữ nước và phân bón khi gieo cấy, để thuận tiện cho các loại máy móc di chuyển làm đất, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch lúa dễ dàng.

Giải pháp căn bản lâu dài là, cần có cơ chế đủ mạnh, khuyến khích nông dân tích tụ ruông đất, để tạo ra các cánh đồng sản xuất lúa lớn từ 10 - 100ha theo hướng trực canh (người tích tụ ruộng là chủ sở hữu sản xuất và điều hành sản xuất). Có như vậy, mới triển khai nhanh, đồng bộ các tiến bộ vào canh tác lúa như cải tạo độ đồng đều mặt ruộng canh tác, xác định sự thiếu hụt dinh dưỡng đất và nhu cầu phân bón của từng giống lúa để bón phân hợp lý, tưới nước lúa nông - lộ xen kẽ, cơ giới hóa toàn bộ các khâu từ gieo cấy đến thu hoạch…

Ngành thủy lợi cần tiếp tục kiên cố hoá kênh mương nội đồng, củng cố, bổ sung xây dựng các cầu cống trên sông trục, kênh dẫn tưới, tiêu rút nước kịp thời khi lúa chín đỏ đuôi, nhằm ổn định nền ruộng cho các phương tiện máy móc di chuyển, vận hành không bị lầy thụt, phát huy tối hiệu suất hoạt động của máy. Rút nước phơi ruộng còn kích thích bộ rễ lúa ăn sâu trong đất, hấp thu được nhiều loại vi lượng không thể thay thế, giúp tăng chất lượng lúa gạo.

Ngành trồng trọt cần tăng cường khảo nghiệm, chọn lọc đưa vào cơ cấu gieo cấy các giống lúa năng suất chất lượng, cứng cây chống đổ tốt, bông lúa có độ bền cơ học hợp lý, để hạn chế rơi rụng hạt thóc khi thu hoạch lúa bằng máy, giảm tổn thất lúa sau thu hoạch. Ngành PTNT phối hợp với các ngành liên quan, ưu tiên kinh phí đầu tư cho kiên cố hoá hệ thống giao thông nội đồng, đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện cơ giới hóa di chuyển dễ dàng trong quá trình canh tác lúa.

Cùng với nhiều cơ chế chính sách ưu tiên khác, các giải pháp trên đây được triển khai đồng bộ kịp thời, sẽ đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp trên cây lúa … Từ đó sớm đưa mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn về đích.

 

Theo Nguyễn Hải Yến/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập457
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm456
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,275
  • Tổng lượt truy cập92,054,004
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây